Mọi bệnh tật đau khổ trên đời đều chỉ đến từ một chữ này

Có một điều chúng ta không thể phủ nhận đó là dù y học có phát triển đến mức nào cũng không chữa khỏi hết được bệnh tật của con người. Theo nhà Phật, bệnh do nghiệp gây ra, hết nghiệp là hết bệnh, còn nghiệp thì chạy chữa đâu cũng không thể qua khỏi.

Mọi bệnh tật đau khổ trên đời đều chỉ đến từ một chữ này

Phật dạy tất cả bệnh tật trên đời đều do nghiệp gây ra.

Theo Thượng tọa Thích Chân Quang, tùy theo nghiệp đời trước quy định khiến cho bệnh của một người phải dây dưa khó chữa hay nhanh chóng chấm dứt. Có khi đi từ nơi này sang nơi kia tìm thầy chữa mãi không khỏi. Đến lúc nghiệp hết, người bệnh vô tình gặp được phương thuốc hay hoặc người thầy thuốc giỏi.

Khi nghiệp chưa hết, đôi khi người bệnh cũng gặp thầy thuốc hay nhưng nghiệp đã khiến cho tâm trí người thầy bị che ám, không đoán bệnh một cách chính xác và không thể chữa lành.

Ngoài ra, mỗi nghiệp sẽ tạo ra một loại bệnh khác nhau.

Theo Nhân Quả, người tạo ra khói bẩn thải vào chỗ đông người, quả báo nhiều đời sau họ thường bị bệnh khó thở, viêm khí quản hoặc lao phổi.

Người lấy cắp đèn nơi công cộng, quả báo nhiều đời sau là đôi mắt mờ kém.

Người phá hỏng đường sá, cầu cống, quả báo là đôi chân tật nguyền.

Người làm đổ máu mọi người, do sát sinh thú vật hay chiến đấu ở chiến trường, sau khi trả những nghiệp chính, nghiệp phụ còn lại là xanh xao, thiếu máu thường xuyên.

Người hay cằn nhằn, gây rối làm cho người khác lo lắng, bất an, quả báo trở lại là bị một số bệnh về nội tiết, thần kinh làm cho não bộ căng thẳng, khó ngủ,…

Người nghe hoặc thấy người hoạn nạn mà làm ngơ, quả báo trở lại là tai điếc, mắt mù…

Mọi bệnh tật đau khổ trên đời đều chỉ đến từ một chữ này

Người phá hỏng đường sá, cầu cống, quả báo là đôi chân tật nguyền.

Ngược lại, yếu tố khiến một người khỏe mạnh, ít bệnh tật, tai nạn là do Phước từ quá khứ.

Người nào đời trước thường hay dùng sức lực của tay chân để phụng sự cho cộng đồng thì đời này tự nhiên họ được phước khỏe mạnh ít bệnh, thậm chí được sức khỏe phi thường. Người kiếp xưa từng làm thầy thuốc chữa bệnh cho nhiều người cũng được quả báo khỏe mạnh ở những kiếp vị lai.

Ngoài ra, sức khỏe có được còn do duyên phước hiện tại. Nếu kiếp này ta biết đem sức lực ra phục vụ cộng đồng, để chăm sóc sức khỏe người khác thì ta vẫn được quả báo khỏe mạnh trở lại ngay hiện đời, dù kiếp trước có thể ta không nhiều phước lắm.

Một yếu tố nữa để khỏe mạnh là do lối sống lành mạnh. Lối sống lành mạnh bao gồm rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố không hưởng thụ.

Luyện tập cũng làm con người khỏe hơn. Tuy nhiên việc luyện tập cơ bắp đơn thuần không mang lại tác động đáng kể nào đến cho người khác, vì thế hầu như không tạo ra phước. Thậm chí, nếu luyện tập có sức khỏe rồi lại không phục vụ cộng đồng, không phục vụ xã hội thì đời sau người này cũng không có sức mạnh.

Yếu tố cuối khiến một người khỏe mạnh nữa là do tinh thần. Những người có tấm lòng nhân hậu, bao dung, có tâm từ bi rộng lớn thì ít có bệnh tật. Còn người lúc nào cũng chỉ có ý nghĩ thù hận, ganh ghét, tham lam thì nhiều bệnh.

Mọi bệnh tật đau khổ trên đời đều chỉ đến từ một chữ này

Những người có tấm lòng nhân hậu, bao dung, có tâm từ bi rộng lớn thì ít có bệnh tật.

Thượng tọa Thích Chân Quang cho rằng khi chữa bệnh, yếu tố tinh thần là vô cùng quan trọng.

"Có những bệnh về tâm lý làm tư tưởng người bệnh luôn bị trói buộc, bất an. Khi bệnh nhân càng chú ý vào bệnh, càng lo cho mình, càng ích kỷ thì bệnh càng nặng hơn. Nếu ta biết lợi dụng thời gian nghỉ dưỡng để vun bồi đạo đức, quán tưởng về lòng yêu thương chúng sinh, tự nhiên bệnh về tâm lý sẽ dần thuyên giảm.

Bên cạnh đó, phải luôn nhớ rằng bệnh là do nghiệp, vì thế muốn chữa bệnh hãy hoá giải nghiệp bằng cách sám hối, làm phước bù lại. Nếu nghiệp không quá nặng thì 90% ta khỏi bệnh. Tuy nhiên, có trường hợp nghiệp ta nặng quá thì đời này dù rất thiết tha sám hối, làm phước cũng không hết bệnh nhưng bù được một phần. Có thể hiểu, phước đi trước rồi y học, y khoa mới đi sau".

Nhiều bệnh tật có nguồn gốc từ yếu tố tâm linh.

"Rất nhiều bệnh tật của loài người có nguồn gốc từ yếu tố tâm linh. Một cơn dịch bệnh bùng phát làm người dân điêu đứng khổ sở.

Theo khoa học, dịch bệnh lan tràn do virus… Nhưng trên yếu tố siêu nhiên, đó là một đợt trừng phạt của thần thánh đối với con người trong giai đoạn nào đó. Vì thế trong lịch sử nhân loại đã xuất hiện những cơn dịch bệnh kéo đến ồ ạt, dữ dội lấy đi rất nhiều sinh mạng, để rồi sau đó nhanh chóng kéo đi một cách kì lạ, hoàn toàn không để lại dấu vết.

Vì thế, khi có thiên tai, dịch bệnh, cần sám hối, lễ Phật, cùng nhau làm những công đức, bệnh dịch sẽ sớm chấm dứt”, Thượng tọa nói thêm.

Bệnh là một nỗi khổ khiến chúng ta đau đớn, khổ sở vì thế ai cũng sợ hãi và muốn né tránh, nhưng muốn hết bệnh thì phải yêu cái bệnh của mình với thái độ tích cực, lạc quan. Đây được xem là một cách trả nghiệp. 

Khi yêu được căn bệnh của mình thì chúng ta có thể thông cảm với nỗi khổ của người khác, với người bị bệnh, người không còn năng lực làm việc, không khinh người nghèo đói bệnh tật, không khinh những người kém thế trong cuộc đời… Đây chính là những nhân tố cực kỳ quan trọng để thành tựu phúc đức cho mình.

Theo Xuân Thu (vntinnhanh)