Dự kiến từ 1/7/2024, chỉ còn những người sau được nhận phụ cấp thâm niên, số còn lại sẽ được hưởng từ khác khoản khác

Cán bộ, công chức hiện đang hưởng phụ cấp thâm niên sẽ không còn được hưởng loại phụ cấp này từ kể từ 1/7/2024

Trong báo cáo của Chính phủ đã nếu rõ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo nghị quyết số 27 kể từ ngày 1/7/2024.

Theo nghị quyết 27, cơ cấu tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bao gồm:

- Lương cơ bản (chiếm 70% tổng quỹ lương)

- Các khoản phụ cấp (chiếm 30% tổng quỹ lương

- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Ngoài ra, sẽ thực hiện sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.

Bên cạnh đó, một trong những điểm đáng chú ý đó là bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề nghiệp (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề); Quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.

du-kien-tu-172024-chi-con-nhung-nguoi-sau-duoc-nhan-phu-cap-tham-nien-so-con-lai-se-duoc-huong-tu-khac-khoan-khac

Sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương thì chỉ còn 3 đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên.

Như vậy, sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương thì chỉ còn 3 đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên gồm:

- Quân đội

- Công an

- Cơ yếu

Trong khi đó, theo quy định hiện hành, phụ cấp thâm niên nghề áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.

Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự... thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên với một số đối tượng hiện nay

Theo điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP quy định về phụ cấp thâm niên nghề áp dụng với các đối tượng sau:

- Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân

- Sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân

- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.

Sau 5 năm tại ngũ hoặc làm việc liên tục thì mức phụ cấp thâm niên nghề sẽ là 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

Cách tính phụ cấp thâm niên:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương x Mức lương cơ sở x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Trong đó:

Hệ số lương = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng.

Phụ cấp thâm niên với giáo viên

du-kien-tu-172024-chi-con-nhung-nguoi-sau-duoc-nhan-phu-cap-tham-nien-so-con-lai-se-duoc-huong-tu-khac-khoan-khac

Nhà giáo tham gia giảng dạy giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng mức 5%.

Theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP, mức hưởng và cách tính tiền phụ cấp thâm niên giáo viên như sau:

- Nhà giáo tham gia giảng dạy giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng mức 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

- Các tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng với hệ số phụ cấp chức danh lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Lộ trình cải cách tiền lương

Về lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị quyết 27-NQ/TW nêu rõ:

- Từ 2018-2020: Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.

- Từ năm 202-2025 và tầm nhìn đến năm 2030: Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Theo GiaDinh