Bưởi giúp phòng bệnh nhưng uống cùng thuốc chữa bệnh cực nguy hiểm, ai đang uống 1 trong 6 loại thuốc này cần tránh xa

Thành phần trong bưởi có tác động tới một số loại thuốc khi vào cơ thể. Các chuyên gia cảnh báo nếu uống thuốc và ăn cùng thời điểm sẽ để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe.​

Theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, bưởi làm tăng nồng độ thuốc trong máu, thuốc (uống) được hấp thu ở ruột non, đi qua tĩnh mạch cửa vào gan, sau đó theo máu đi khắp cơ thể. Ngay tại lớp tế bào biểu bì của ruột non, một phần thuốc được chuyển hóa thành những chất khác, để rồi bị loại bỏ ra khỏi cơ thể như một hình thức giải độc. Gan cũng có chức năng chuyển hóa để giải độc tương tự, nếu cần. Như vậy, lượng thuốc thực sự đi vào máu để trị bệnh bị sụt giảm so với lượng thuốc chúng ta uống vào.

Việc chuyển hóa giải độc này xảy ra với sự xúc tác của các enzyme có tên là CYPs. Nói cách khác, chính do enzyme CYPs này mà nồng độ thuốc trong máu giảm xuống. Các loại thuốc khi được thử lâm sàng, cũng dựa vào mức thuốc còn lại trong máu.

buoi-giup-phong-benh-nhung-uong-cung-thuoc-chua-benh-cuc-nguy-hiem-ai-dang-uong-1-trong-6-loai-thuoc-nay-can-tranh-xa

Ảnh minh họa

Trong bưởi lại có các hợp chất furanocoumarines. Những chất này ức chế hoạt động của enzyme CYPs nên việc chuyển hóa giải độc để loại thải bị hạn chế. Hậu quả là nồng độ thuốc trong máu tăng cao so với dự tính và gây ra các phản ứng phụ bất lợi cho sức khỏe, tương tự như dùng quá liều thuốc.

Các chuyên gia khuyến cáo, để an toàn tốt nhất nên tránh ăn bưởi hoặc uống nước bưởi trước và sau 6 tiếng khi uống thuốc.

Với những người đang dùng các loại thuốc sau cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn ăn bưởi:

Thuốc giảm mỡ máu

Các chuyên gia lưu ý rằng các statin trong thuốc hạ mỡ máu, như simvastatin, atorvastatin, và lovastatin, sẽ an toàn hơn khi dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều bưởi hoặc uống nước bưởi khi dùng loại thuốc này, nó sẽ khiến thuốc tích tụ trong cơ thể, làm tăng nguy cơ phản ứng bất lợi như tổn thương gan, tiêu cơ vân và thậm chí gây suy thận cấp.

buoi-giup-phong-benh-nhung-uong-cung-thuoc-chua-benh-cuc-nguy-hiem-ai-dang-uong-1-trong-6-loai-thuoc-nay-can-tranh-xa

Ảnh minh họa

Thuốc hạ huyết áp

Bưởi rất giàu kali, nó có tác dụng hạ huyết áp và làm tăng nồng độ thuốc trong máu của thuốc hạ huyết áp. Do đó, ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi trong khi dùng thuốc hạ huyết áp sẽ tương đương với việc tăng lượng thuốc, rất dễ gây giảm huyết áp đột ngột và có thể gây chóng mặt, đánh trống ngực, mệt mỏi và đau thắt ngực nghiêm trọng… nặng có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, không ăn bưởi và uống thuốc huyết áp cùng thời điểm.

Thuốc an thần

Bưởi sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc an thần, kéo dài thời gian tác dụng của thuốc và làm nặng thêm các triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ. Ngày tiếp theo dùng thuốc, có thể có các triệu chứng "nôn nao" chẳng hạn như chóng mặt, những công nhân và lái xe trong thời gian sử dụng thuốc cần đặc biệt chú ý.

Thuốc tránh thai

Bưởi sẽ cản trở sự hấp thụ và tác dụng thuốc tránh thai của phụ nữ, nếu ăn bưởi trong khi dùng thuốc có thể gây mất tác dụng ngừa thai.

Thuốc chống dị ứng

Bưởi có thể gây ra phản ứng bất lợi với các thuốc chống dị ứng như terfenadine, gây chóng mặt, đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim.

Thuốc giảm cân

Với những người sử dụng thuốc giảm cân sau đó ăn bưởi hay uống nước ép bưởi sẽ gây nên hiện tượng bị đau cơ, nguy hại đến thận, mắc các bệnh về thận.

Ngoài ra, một số loại thuốc khác như thuốc làm loãng máu, các loại thuốc chống trầm cảm, thậm chí thuốc làm giảm rối loạn cương dương... cũng bị ảnh hưởng do bưởi.

Theo GiaDinh