Trúng độc kiến ba khoang gây biến chứng do xử lý sai cách

Theo các chuyên gia, người dân còn thiếu kiến thức về kiến ba khoang nên dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khi bị chúng tấn công

Bạn có thể nhiễm độc kiến ba khoang khi chạm vào chúng, giết kiến bằng tay, vô tình giẫm lên, nằm phải kiến hoặc bị kiến bò lên người. Nhưng khi xử lý không đúng cách bạn sẽ bị biến chứng nguy hiểm khôn lường.

Thiếu hiểu biết

Theo Zing News, hiện tại, số lượng bệnh nhân tăng cao do thiếu hiểu biết về loài kiến ba khoang. Họ thường lỡ tay đập chết, chà xát kiến gây trúng độc. Bởi theo tìm hiểu, kiến ba khoang chứa chất nọc rất độc, chỉ cần tiếp xúc từ da với cơ thể chúng cũng để lại những thương tổn, nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người trúng độc.

Trúng độc kiến ba khoang gây biến chứng do xử lý sai cách

 Kiến ba khoang tấn công nếu không biết cách xử lý sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa

Trong cơ thể của loài côn trùng này có chứa pederin, độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang. Độc kiến ba khoang gây phồng rộp khó chịu, nặng hơn có thể máu mủ, loét, phù nề, gây sốt, thậm chí hoại tử.

Rửa bằng nước thông thường

Thông tin trên báo VTC News, sau khi bị kiến ba khoang đốt, rửa tay bằng nước sạch thôi không đủ để tránh lây lan cũng như khử trùng tạm thời cho vết thương. Bởi vậy, khi bị loài côn trùng này cắn hãy rửa sạch tay với xà phòng sau đó sử dụng thuốc bôi hợp lí. Khi thấy xuất hiện các vết ban đỏ, lấm tấm mụn nước hãy dùng nước muối sinh lí rửa nhẹ ngày 3-4 lần để trung hòa chất tiết của côn trùng.

Tự ý bôi thuốc không đúng cách

Nhiều người thường nhầm lẫn vết đốt do kiến ba khoang với bệnh zona, khi trên da xuất hiện những vết phỏng rộng, lan tỏa, có mủ đã tự mua thuốc để bôi. Do không nắm rõ tình hình tiến triển của vết thương và cứ nghĩ bôi càng nhiều thuốc càng tốt. Có những người bệnh sau khi bôi thuốc bị loét da, tổn thương sâu hơn, lúc này việc điều trị sẽ càng lâu hơn.

Gãi làm vết thương nghiêm trọng, nhiễm trùng da

Khi bị kiến ba khoang đốt, hiện tượng đầu tiên sẽ gặp phải là ngứa rát râm ran rất khó chịu và kéo dài. Khi đó nhiều người có thói quen gãi vết thương. Tuy nhiên, việc làm này có thể gây bợt da, trầy loét vết đốt, tổn thương sâu.

Hơn nữa, tay tiếp xúc với nhiều bề mặt sẽ chứa những bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho những vết thương hở, có thể dẫn tới nhiễm trùng da, nếu kéo dài dẫn tới nhiễm trùng toàn thân rất nguy hiểm.

Vì vậy, khi thấy kiến ba khoang trên da tuyệt đối không tự dùng tay trần để giết chúng, hãy thổi nhẹ hoặc dùng vật dụng để hất nhẹ chúng ra để tránh lây lan diện rộng. Độc kiến ba khoang gây phồng rộp khó chịu, nặng hơn có thể máu mủ, loét, phù nề, gây sốt, thậm chí hoại tử.

Lấy độc trị độc gây hoại tử

TS.BS Lê Hữu Doanh - Phó giám đốc bệnh viện da liễu Trung ương HN - thông tin: “Chúng tôi đã từng tiếp nhận một bệnh nhân suýt bị hoại tử cơ quan sinh dục. Anh này bị mụn rộp ở cơ quan sinh dục do đã nghiền nát con kiến khoang rồi bôi vào chỗ mụn rộp vì nghĩ theo kiểu lấy độc trị độc. Ngay sau đó, toàn bộ cơ quan sinh dục bị tổn thương nặng nề, nếu không nhập viện kịp thời thì hậu quả khó lường.

Nhầm tưởng với zona

Một số trường hợp nhầm tổn thương là bị 'giời leo' (Zona) nên khám hoặc dùng thuốc dân gian đắp dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn. Bác sĩ khuyên mọi người nên tránh những hành vi này.

Độc tính và những lưu ý cần thiết

Thông tin trên báo Kiến Thức, theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng, độc kiến có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Các vết loét có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo động tác khi ta đập, giết và chà xát kiến trên da. Cũng có một số ít trường hợp nhiễm độc kiến ba khoang chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa, lặn sau 3 - 5 ngày.

Trúng độc kiến ba khoang gây biến chứng do xử lý sai cách

 Khi có dấu hiệu bội nhiễm do kiến ba khoang cắn cần phải khám ngay. Ảnh minh họa

Ngoài biểu hiện viêm da, nạn nhân của độc kiến ba khoang có thể bị sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Độc kiến ba khoang dính vào mắt mắt có thể làm bỏng mắt. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả hai mắt.

Độc kiến ba khoang phải được chữa trị kịp thời nếu không tình trạng viêm da sẽ tiến triển sang dạng loét ăn sâu vào thịt và để lại vết sẹo rất sâu và lớn.

Do đó, theo các chuyên gia, tuy độc tính cao, nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn. Vì vậy, nếu vùng da bị viêm chuyển sang tổn thương loét, người bệnh cần đắp gạc sạch, ướt, mát, vô trùng; có thể xoa thêm dung dịch calamin totion hay kem corticoides ở vết loét.

Khi có dấu hiệu bội nhiễm với các bọng nước dưới da, người bệnh có thể dùng phối hợp với kháng sinh. Triệu viêm da sẽ khỏi trong vòng từ 2-3 tuần. Những trường hợp bệnh nặng cần khám tại chuyên khoa da liễu và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo Vietq