Những thói quen tưởng xấu nhưng là 'thiên tài', 8X kiếm được nhiều tiền hơn 7X cùng tuổi

Có những thói quen tưởng như không hề tốt, nhưng ở một mức độ nào đó thì hoàn toàn có thể là dấu hiệu cho thấy trí thông minh.Những công dân đang ở những năm đầu của tuổi 30 trong khối OECD kiếm tiền nhiều hơn 7% so với các thành viên của thế hệ X

Bạn bảo đây là thói xấu, khoa học gọi đó là thiên tài

Dưới đây là một số thói quen tưởng như rất xấu, nhưng được khoa học công nhận là những dấu hiệu tiềm ẩn cho một người thông minh, thậm chí là thiên tài.

Thích trì hoãn: "Đây thực ra là một thói quen cực xấu. Sự trì hoãn có thể khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội tốt và hiếm có trong cuộc sống. Và chỉ cần dạo qua một vòng Internet, bạn sẽ thấy nhan nhản những bí kíp giúp bản thân thoát khỏi thói quen này.

Tuy nhiên giáo sư Adam Grant từ ĐH Wharton thì cho rằng, vấn đề ở đây là bạn quan niệm sự trì hoãn như thế nào. Nếu trì hoãn vì lười biếng, điều đó là không nên. Nhưng nếu trì hoãn để chờ đến một thời điểm thực sự thích hợp, đó lại là quyết định của một thiên tài.

Đi muộn: Đi muộn là một thói quen chắc chắn không tốt. Nó ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân bạn trong mắt đồng nghiệp và bạn bè, giống như việc bạn không tôn trọng họ vậy.

Nhưng việc đi muộn cũng có điểm tốt. Theo Dianaa DeLonzor - tác giả cuốn "Never Be Late Again" cho rằng những người hay trễ giờ có thường lạc quan, yêu đời và luôn mong muốn những điều tốt nhất.

Nhai kẹo cao su: Nếu nhai mọi lúc mọi nơi: khi phỏng vấn, khi làm việc với khách hàng... thì đây là một thói quen rất thô lỗ. Nhưng khi ngồi một mình, thói quen này sẽ phát huy tác dụng rất triệt để.

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhai kẹo cao su sẽ làm tăng mức độ thư giãn và năng suất cũng như hiệu quả làm việc. Ngoài ra, những người có thói quen nhai kẹo cũng cho kết quả cao hơn khi làm test IQ.

Bàn làm việc bừa bộn: Một góc làm việc gọn gàng bao giờ cũng tốt hơn, nhưng không có nghĩa việc để bàn làm việc bừa bộn đã hoàn toàn xấu, miễn sự bề bộn ấy không gây ảnh hưởng đến người khác.

Nhũng thói quen tuỏng xáu nhung là 'thien tài', 8X kiém duọc nhièu tièn hon 7X cùng tuỏi

Theo một nghiên cứu từ ĐH Groningen (Hà Lan), những người có bàn làm việc bừa bộn thường có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống, và có thể làm việc với năng suất rất cao.

Hay mơ mộng: Mơ mộng giữa ban ngày hẳn là không hay, vì nó khiến bạn trở nên thiếu tập trung, làm giảm năng suất công việc.

Nhưng thực ra, nếu tập trung quá cũng dở, vì bạn sẽ cảm thấy ngột ngạt, tù túng. Và theo một nghiên cứu vào năm 2010, thi thoảng dành vài phút nghĩ ngợi, mộng mơ lung tung sẽ giúp bạn đẩy mạnh tư duy, năng suất và khả năng sáng tạo.

Ở cùng một độ tuổi, thế hệ 8x kiếm được nhiều tiền hơn 7x

Giới trẻ ngày nay có thể giận dữ khi phải cấp dưỡng cho số người về hưu ngày càng nhiều, nhất là vì họ cảm thấy những thế hệ trước không phải làm như họ. OECD cung cấp những bằng chứng đẩy đủ cho việc này. Thế hệ trước, Baby Boomers (phần lớn sinh ra khoảng những năm 50) đã tích lũy được nhiều của cải (tài sản, cổ phiếu và các khoản tiết kiệm khác) hơn so với thế hệ X (ra đời vào những năm 70) và hơn thế hệ Y (Millenials, sinh ra vào những năm 80 trở về sau).

Một phần lý do là những người lớn tuổi so với người trẻ đã có nhiều thời gian hơn để tích lũy của cải. Việc so sánh các thế hệ ở cùng một độ tuổi trong cuộc đời lại vẽ ra một bức tranh hoàn toàn khác.

Nhũng thói quen tuỏng xáu nhung là 'thien tài', 8X kiém duọc nhièu tièn hon 7X cùng tuỏi

Người trưởng thành trẻ tuổi ngày nay có thu nhập ròng cao hơn đáng kể so với các thế hệ trước ở cùng độ tuổi. Giờ đây, những công dân đang ở những năm đầu của tuổi 30 trong khối OECD kiếm tiền nhiều hơn 7% so với các thành viên của thế hệ X khi ở cùng độ tuổi và hơn 40% so với thế hệ Baby Boomers khi còn trẻ.

Thực tế những người Mỹ mới bước qua tuổi 30 hiện nay nghèo hơn một chút so với thế hệ đi trước ở cùng độ tuổi. Khoảng cách này có vẻ thu hẹp lại khi những thế hệ sau già đi. Những năm tuổi 30, thế hệ X có cuộc sống đầy đủ hơn những người sinh ra sau họ một đến hai thập kỷ. Nhưng giờ đây họ đã 40 tuổi hoặc hơn, thu nhập của họ không tăng nữa, trong khi thế hệ sau lại kiếm được nhiều tiền hơn khi họ đến tuổi đó.

Điều đó phản ánh tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn thì một lúc nào đó (sớm thôi), người già sẽ nói với người trẻ rằng cuộc sống đã từng dễ dàng như thế nào "khi ta bằng tuổi cháu".

                                                                                         QH (TH)

Theo PNN/Trí thức trẻ