Những lý do khiến giáo dục đại học ngày càng mất giá

Chi phí học tập quá lớn trong khi không thể đảm bảo một công việc lương cao khi ra trường khiến nhiều người không thiết tha tấm bằng cử nhân.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Mỹ, năm 2017, chỉ khoảng 60% sinh viên tốt nghiệp và lấy bằng cử nhân. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là 40% còn lại không làm được việc gì. Trong thế giới phát triển nhanh như hiện nay, giáo dục đại học không hứa hẹn đem lại thành công cho bạn. Những câu chuyện về các doanh nhân tự học mà không lãng phí thời gian học cử nhân được chia sẻ rầm rộ. Dưới đây là bốn lý do cơ bản cho thấy giáo dục đại học đang mất giá.

1. Chi phí học tập quá lớn

Thông thường, giáo dục tốn rất nhiều tiền và cuối cùng sinh viên tốt nghiệp phải tìm một công việc lương cao để trả hết nợ. Tuy nhiên, có một vấn đề là rất nhiều công ty chỉ thuê những người có kinh nghiệm làm việc. Bởi vậy, nhiều người chọn cách lập tức lao vào cuộc sống làm việc sau khi tốt nghiệp THPT. Và sau 4-5 năm, họ trở thành những chuyên gia lành nghề, có mức lương khá với kinh nghiệm chuyên môn sâu.

nhung-ly-do-khien-giao-duc-dai-hoc-ngay-cang-mat-gia

Ảnh: Shutterstock

2. Nhiều người thành công không có bằng đại học

Oprah bắt đầu sự nghiệp truyền hình khi mới 19 tuổi. Mark Zuckerberg rời khỏi Đại học Harvard khi đang học năm thứ hai để làm việc trong dự án Facebook của chính mình.

Giáo dục làm cho con người phát triển tốt hơn. Do đó, khi nhận thức được thông tin một cách vừa đủ, họ không nhất thiết phải đặt câu hỏi hay lo lắng chuẩn bị kiến thức cho những bài kiểm tra nữa. Thay vào đó, nhiều người sẽ lao vào làm việc với một tâm trí linh hoạt, đưa ra nhiều ý tưởng mới và trở nên thành công.

3. Nghề mới xuất hiện mỗi ngày

Cách đây 20 năm, các kỹ thuật viên robot, chuyên gia SEO và chuyên gia dinh dưỡng có mặt khắp nơi. Một số lĩnh vực phát triển nhanh đến mức bạn không thể học về chúng trong nhà trường, ví dụ kinh doanh trực tuyến.

Giáo dục đại học đôi khi không theo kịp được sự thay đổi nhanh chóng của các ngành nghề. Và điều đó càng đáng lo ngại khi nghĩ về thị trường việc làm sẽ thay đổi như thế nào trong 20 năm nữa, khi những công việc thậm chí còn chưa có tên ra đời.

4. Học trực tuyến nở rộ

Các đại học cung cấp lượng kiến thức khá chung chung, mặc dù thực tế các môn học có liên quan đến chuyên ngành của bạn. Ngày nay, có rất nhiều nền tảng trực tuyến có thể giúp bạn phát triển một kỹ năng nhất định. Đôi khi, nó còn hỗ trợ người học không cần tốn 4-5 năm trong trường đại học.

Ví dụ, rất nhiều người thành công nhờ việc tự học, điển hình như Bill Gates và Julian Assange. Họ đã học ngôn ngữ lập trình từ sách giáo khoa và các bài học trực tuyến. Thực tế đã chứng minh họ vẫn có thể áp dụng kiến thức có được vào thực tiễn. Thậm chí, nó còn hiệu quả hơn nhiều so với việc tìm kiếm một chương trình phù hợp tại đại học và dành 4-5 năm để học.

Theo Bright Side/VnExpress