Nếu nhìn thấy trẻ có những dấu hiệu này, rất có thể trẻ đã bị ung thư

Phần lớn các vết bớt ở trẻ thường không gây hại gì và thường mờ dần đi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu cha mẹ không chú ý thì những vết bớt trên da có thể phát triển thành...

Nhìn chung các bớt lành tính ở trẻ thường nhỏ dưới 5mm, có ranh giới rõ với vùng không có bớt mà có màu sắc đồng đều ở bớt, thường là màu nâu sáng đến màu nâu sẫm. Những bớt độc thường lan ra cả phần da bình thường xung quanh. Bề mặt bớt cũng không đều như có phần nổi cao, có phần bằng phẳng.

Một số loại bớt lành tính và bớt độc ở trẻ

Bớt lành tính: Loại bớt này thường ảnh hưởng tới vẻ ngoài của bé, nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe. Các vết bớt này có thể nhỏ vài cm hay lan hết cả đùi, mông. Khi ấn tay hoặc miết tay vào vết bớt, da vẫn vậy, không mất sẫm màu, vì sắc tố đã cố định có tính chất bẩm sinh ở trung bì và thượng bì vùng tổn thương. Các vết bớt sẫm màu đó gọi là bớt sắc tố. Khi trẻ lớn lên, những vết bớt này sẽ từ từ mất đi mà không cần can thiệp.

Nếu nhìn thấy trẻ có những dấu hiệu này, rất có thể trẻ đã bị ung thư

Một số loại bớt lành tính hay gặp ở trẻ:

- Bớt màu hồng nhạt: Bớt này thường xuất hiện ở cổ, trên trán và mi mắt. Tuy nhiên khi trẻ lớn lên, hầu hết những vết bớt này sẽ mờ dần và biến mất.

Nếu nhìn thấy trẻ có những dấu hiệu này, rất có thể trẻ đã bị ung thư

- Bớt màu xám xanh: Vết bớt này thường xuất hiện ở vùng thắt lưng và mông trẻ sơ sinh. Khi bé đến tuổi đi học, bớt sẽ nhạt màu và biến mất mà không cần chữa trị.

Bớt độc: Loại bớt này có thể ảnh hưởng tới cả vẻ ngoài lẫn sức khỏe của bé.

- Mụn ruồi hắc tố bẩm sinh: Khoảng 1% trẻ sơ sinh trên thế giới xuất hiện mụn ruồi hắc tố bẩm sinh. Hầu hết mụn ruồi đều không nguy hiểm, nhưng mụn ruồi hắc tố ngược lại rất độc, càng to càng hại. Nó sẽ phát triển thành bệnh ung thư da nên cha mẹ cần chú ý.

Trẻ bị ung thư da: Có thể chỉ bắt đầu từ vết bớt nhỏ - Ảnh 5Cha mẹ cần chú ý khi trẻ bị mụn ruồi hắc tơ bẩm sinh

- Bớt màu rượu vang: Một số trẻ có vết bớt màu rượu vang đỏ, khi mới sinh đó là vết phẳng màu hồng đỏ nhưng dần dần sậm màu hơn và có thể chuyển sang màu tím đỏ và cũng có thể lan rộng hơn. Vùng bớt này nếu ở mí mắt có thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh glaucoma (bệnh tăng nhãn áp).

- Bớt cà phê sữa: Vết bớt này có màu có màu nâu vừa hoặc nâu nhạt như màu cà phê sữa. Vết bớt này lớn dần theo độ tuổi, màu sắc cũng đậm hơn và thường không gây ra vấn đề về sức khỏe. Phần lớn bớt cà phê sữa không ảnh hưởng tới sức khỏe bé, nhưng phải đề phòng nếu cơ thể xuất hiện nhiều bớt to hơn đồng tiền xu. Nhiều khả năng, nó sẽ gây ra u nhọt thần kinh.

- U máu thể hang (Cavernoma): U máu thể hang là một kiểu dị dạng mạch não. Nó thường tạo thành những khoang nhỏ, giống vết bỏng rộp, chứa đầy máu đỏ, xuất hiện ở phần da đầu hoặc gáy. Khi bé lớn lên mà những khoang máu này trở nên đậm màu, nhưng không có gì khác thường, không cần quá lo lắng. Nếu bé càng lớn, khoang máu càng lan rộng, gây ra đau nhức, sưng phù, viêm loét da thì phải đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay.

Điều trị bớt độc như thế nào?

Hầu hết các vết bớt trên da đều vô hại và không cần thiết điều trị. Một số bớt sẽ mờ dần theo thời gian, tuy nhiên một số bớt như bớt rượu vang sẽ tồn tại vĩnh viễn nếu không được điều trị. Trong một số trường hợp, các bác sỹ sẽ chỉ định điều trị vì lý do bệnh lý, ví dụ như u mạch máu nếu phát triển quá lớn sẽ bít kín đường dẫn khí, ảnh hưởng đến thị lực hay bị viêm loét. Tốt nhất, khi trẻ có bớt cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu, tùy từng loại tổn thương bác sỹ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp.

Theo PNN