Mặt hàng nào đang "đốt túi" người dùng Việt Nam hơn cả xăng dầu?

Theo cập nhật mới nhất từ Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, hiện GDP toàn nước Việt Nam đang tăng trưởng 6.5% và lạm phát cuối năm ở mức thấp nhất 0.9%.

Đây là những tín hiệu kinh tế và tiêu dùng lạc quan nhất cho người dân Việt kể từ lúc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ 2007. Đây là kết quả của cả một quá trình nỗ lực bình ổn thị trường đến từ doanh nghiệp, chính phủ và nhất là hành động tiêu dùng khôn ngoan – ủng hộ các sản phẩm chất lượng như cam kết với giá hợp lý của người tiêu dùng Việt Nam.

Trong bối cảnh các mặt hàng chính yếu như xăng, lương thực thực phẩm, chăm sóc y tế và sức khoẻ đang đảo chiều và giảm nhẹ trong quý cuối 2015 thì lại có một số tiểu ngành hàng đang “âm thầm” tăng dần giá bán lẻ đến người dùng đã từ hơn 1.5 năm qua.

Cụ thể, các sản phẩm cà phê hoà tan, nước ngọt đóng chai, nước tăng lực, thể thao và trà xanh đã lần lượt tung ra các kích cỡ mới, bao bì cũ, giá giữ nguyên mà không hề có bất kỳ chủ đích nào thông báo đến người tiêu dùng. Bằng các thủ thuật trưng bày hàng hoá trên kệ (facing display), truyền thông (communication) và khuyến mãi khủng (consumer promotion), các nhà sản xuất đã khéo kéo qua mắt người tiêu dùng về việc tăng giá này.

mat-hang-nao-dang-dot-tui-nguoi-dung-viet-nam-hon-ca-xang-dau

Trường hợp thành công “trót lọt” nhất phải kể đến dòng sản phẩm nước ngọt có gaz đóng chai nhựa 500ml trước đây, có giá bán lẻ tại cửa hàng tiện lợi là 10,000đ. Hiện tại, cũng với giá bán lẻ 10,000đ, cùng kiểu bao bì nhưng dung tích chỉ còn 390ml. Khi nhóm phóng sự tiếp cận 30 khách hàng ở độ tuổi 18-35, nam lẫn nữ ở 2 khu vực Tp.HCM và Hà Nội, chỉ có 2 người thật sự nhận ra sản phẩm mình hay uống đã giảm dung tích.

Nhóm khách hàng còn lại thì thật sự kinh ngạc khi chúng tôi đưa cho xem sản phẩm 500ml cùng loại trước đây. Chênh lệch hơn 20% nhưng nhà sản xuất đã tài tình qua mắt được hầu hết người tiêu dùng. Tương tự, chúng tôi cũng kiểm tra với các sản phẩm cà phê hoà tan, nước thể thao tăng lực, nước trà đóng chai… tất cả đều có dưới 10% người tiêu dùng nhận ra được sự khác biệt về kích cỡ.

Khi nhìn nhận về chiến thuật “giấu hàng” này, chúng tôi đã nhận ra một quá trình triển khai vô cùng bài bản và thể hiện kinh nghiệm của những “ông lớn” trong ngành hàng giải khát:

1. Thay đổi cách trưng bày hàng thông minh hơn: một loạt sản phẩm giảm kích cỡ để chung một khu vực và cạnh các sản phẩm đối thủ cùng kích cỡ, hạn chế việc tương phản kích cỡ dẫn đến so sánh.

mat-hang-nao-dang-dot-tui-nguoi-dung-viet-nam-hon-ca-xang-dau

2. Chiến thuật khuyến mãi: tung ra vô số chương trình khuyến mãi theo nhiều hình thức, nhưng cuối cùng là để ảnh hưởng đến mức giá bán, khiến ngay cả những khách hàng “phát giác” việc giảm kích cỡ cũng bị rơi vào mê hồn trận về giá, tạo cảm giác “giảm cỡ, giảm giá hoặc tăng quà khuyến mãi”, xem như người tiêu dùng hoàn toàn không bị thiệt thòi gì. Sau một thời gian dài tạo được những ngộ nhận về giá nơi người tiêu dùng (wrong price perception), nhà sản xuất nghiễm nhiên bán sản phẩm “chay” với mức giá cũ.

3. Chiến thuật truyền thông: trong thời gian đang xây dựng những nhận thức mới về giá nơi người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã cố gắng hạn chế sự tập trung của người tiêu dùng lên nhãn chai, gói và kích cỡ để tránh “bứt dây động rừng”. Thậm chí, trên các phương tiện quảng cáo, nhà sản xuất cũng chủ trương dùng hình ảnh sản phẩm cũ.

Ví dụ, trước khi sản phẩm trà xanh hoặc nước chanh của một thương hiệu lớn khi đứng cạnh lon nước ngọt truyền thống, chiều cao chai nhựa 500ml sẽ gấp 1.9 lần. Hiện tại với chai 390ml, sản phẩm này lẽ ra phải gấp 1.7 lần lon truyền thống, nhưng nhà sản xuất vẫn giữ nguyen tỉ lệ cũ. Điều này càng làm tăng sự ngộ nhận về kích cỡ nơi người tiêu dùng.

mat-hang-nao-dang-dot-tui-nguoi-dung-viet-nam-hon-ca-xang-dau

Trong thời điểm bão giá và trào lưu tăng giá hiện nay, những công ty bám trụ mức giá cũ dù chắc chắn ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh nhưng cũng nói lên được mức độ cam kết lâu dài với cộng đồng.

Theo Phununews