Kí hiệu ngôn ngữ baby giúp trẻ thông minh hơn



Người xưa thường có suy rằng nghĩ trẻ con có biết gì đâu mà nói, dạy cho nó, thật ra, đó là cách suy nghĩ rất sai lầm. Trẻ con làm được, hiểu được nhiều điều tuyệt vời mà nhiều cha mẹ sẽ không ngờ tới.

Hôm nay chúng tôi sẽ để quý vị khám phá ra được khả năng kì diệu của các bé.

Các bé từ 8 tháng tuổi đã có khả năng phát triển những kĩ năng giao tiếp xã hội.

Theo Gs.Bs. Hoecker từ Mayo Clinic cho biết việc dạy cho bé các ngôn ngữ kí hiệu baby là được xem như trò chơi phát triển kĩ năng giao tiếp của bé (về mặt xây dựng từ vựng và hình tượng ngôn ngữ), hơn nữa, giúp bé lấy lại được cân bằng trong tâm trí, bé sẽ nghe lời và hứng thú hơn khi giao tiếp với người chăm sóc (mẹ, bà, cha,..).

Trong một báo cáo năm 2007, Gs.BS. Thompson đã cho thấy bé được dạy một vài ngôn ngữ kí hiệu baby trong thực hành ăn dặm giúp bé tập trung hơn trong việc ăn dặm, bé có xu hướng tự điều chỉnh tốt các hành vi như đòi ăn món bé thích, hoặc ném hay đẩy các món bé không thích.

Lời khuyên của Gs.Bs. Gwenyth, ĐH Northumbria, Anh Quốc - Bác sĩ nhiều năm nghiên cứu về ngôn ngữ hành vi trẻ nhỏ: Cha mẹ có thể dạy bé một vài cử chỉ ngôn ngữ cơ bản như: cha, mẹ, ăn thêm nữa, không ăn nữa (hết rồi), sữa, cá, tôm, thịt.

Điều này có lợi ích trong việc giúp bé nhận biết tốt hơn về những hành vi xã hội, và cũng xây dựng cho bé tính tự điều chỉnh hành vi muốn hay không muốn trong thực hành ăn dặm.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp thêm vào, cha mẹ đừng xem như là 1 bài học bắt buộc bé phải học, điều này sẽ làm phản tác dụng, hãy biến việc dạy ngôn ngữ cử chỉ baby thành 1 trò chơi vui cho bé học hỏi, mang tính xây dựng trong giao tiếp và đó là cách mà bé giao tiếp muốn mẹ thấu hiểu. Ví dụ, nếu bé no, không muốn ăn nữa, thay vì sẽ ném đồ ăn, hoặc phun nhả thì có thể bé sẽ dùng ngôn ngữ kí hiệu baby (nếu bé được dạy) để giao tiếp với bạn, lúc này cả mẹ và bé đều thấu hiểu 1 cách nhẹ nhàng.

Tuổi nào nên dạy bé học vài ngôn ngữ kí hiệu baby?
Theo Hướng dẫn của Mayo Clinic, các bé từ 8 tháng tuổi có khả năng học các ngôn ngữ giao tiếp cử chỉ baby trước khi các bé biết nói rõ ràng, đây cũng giai đoạn bé có nhiều biểu hiện hành vi trong giao tiếp và ăn uống.

Trong thuật ngữ chuyên khoa gọi là Baby's voice, có nghĩa là bé cần thấu hiểu từ cha mẹ, và cha mẹ cũng cần thấu hiệu ngôn ngữ (hành vi) của bé. Có như vậy, cha mẹ chăm sóc bé không bị áp lực, bé cũng không bị áp lực do phải chiều lòng ba mẹ.

Một vài ngôn ngữ kí hiệu baby cơ bản

Ba (daddy): xòe rộng bàn tay, ngón cái chỉ trên trán.

Mẹ (mommy): xòe rộng bàn tay, ngón cái chỉ vào cằm.

Ăn thêm nữa (more): các đầu ngón tay chụm vào và chạm 2 bàn tay vào nhau (cử chỉ này rất quan trọng khi giới thiệu 1 món ăn nào đó cho bé).

Sữa (milk): bàn tay nắm lại, ngón cái thẳng, các ngón tay di chuyển nắm vào mở ra.

 

Ăn đi con (eat): các đầu ngón tay chụm lại, di chuyển chạm vào miệng.

Chỉ cần một chút nỗ lực tìm tòi, học tập, cha mẹ sẽ tạo cho bé được một cơ hội phát triển khả năng ngôn ngữ. Hãy cùng nhau khám phá các kí hiệu baby để cùng con nâng cao khả năng giao tiếp.

Theo nguồn: Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (Worcester, Worcestershire)

Xuân Anh Lê ghi (BVPL)