Bệnh cao huyết áp ở người già: Chỉ số bao nhiêu thì phải uống thuốc

Mỗi người dân nên đến trạm y tế địa phương để kiểm tra huyết áp định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần và ghi vào sổ theo dõi sức khỏe để kiểm soát huyết áp của mình.

Một thống kê cho biết, tuổi thọ của cha mẹ có thể giảm 15 năm nếu mắc bệnh huyết áp cao trước tuổi 40. Huyết áp cao được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng".

Theo con số thống kê, có đến 22% tỉ lệ dân số bị cao huyết áp và phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu chứng.

Cao huyết áp chỉ được phát hiện khi đã gây những tai biến nghiêm trọng như hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nữa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận…, có thể gây tử vong.

benh-cao-huyet-ap-o-nguoi-gia-chi-so-bao-nhieu-thi-phai-uong-thuoc

Khi giảm huyết áp, thì bệnh nhân có nguy cơ cao bị ngã và gãy xương. Vì vậy, cần đặc biệt thận trọng, nhất là ở người cao tuổi. Ảnh minh họa

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch, có thể gây ra biến chứng ở nhiều cơ quan như tim mạch, não, thận và mắt. Có hai loại tăng huyết áp. Loại nguyên phát chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch.

Chỉ số huyết áp của bạn gồm 2 số, số này ‘trên’ số kia – ví dụ: 140/80. Số cao hơn (gọi là huyết áp tâm thu) phản ánh áp lực bên trong động mạch khi tim đang bơm máu. Số nhỏ hơn (gọi là huyết áp tâm trương) phản ánh áp lực bên trong động mạch khi tim thư giãn giữa các nhịp. Đơn vị đo của huyết áp là milimet thủy ngân (mm Hg).

Chỉ số huyết áp được ghi nhận cao ở một lần đo không có nghĩa là bạn có bệnh tăng huyết áp. Huyết áp của chúng ta thay đổi xuyên suốt cả ngày. Khi bạn lo lắng, căng thẳng hay bạn vừa mới tập thể dục xong cũng có thể làm chỉ số huyết áp cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn. Khi bạn ngủ hay nghỉ ngơi thư giãn, chỉ số huyết áp sẽ giảm xuống mức thấp hơn.

Tăng huyết áp được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp ghi nhận được ở mức 140/90 mm Hg hoặc cao hơn khi đo ở phòng khám hoặc bệnh viện, hoặc trung bình của các chỉ số ghi nhận được cao hơn 135/85 mm Hg khi đo huyết áp tại nhà hoặc khi đo bằng máy đo huyết áp lưu động. Nếu những chỉ số huyết áp này tiếp tục duy trì cao hơn các ngưỡng trên, bạn đã bị tăng huyết áp.

Nếu huyết áp của bạn chỉ cao trong một lần đo nào đó mà chỉ số lại không quá cao, thì bác sĩ sẽ chưa chẩn đoán bạn bị tăng huyết áp. Bác sĩ cần phải căn cứ vào chỉ số trung bình của các lần đo huyết áp tại nhà hoặc đo bằng máy huyết áp lưu động. Những người nghi ngờ bị tăng huyết áp thường được khuyến khích ghi nhận lại các chỉ số huyết áp được đo khi không ở phòng khám hoặc cơ sở y tế.

Lý do là vì một số người sẽ cảm thấy lo lắng khi đi khám bệnh và đó cũng là yếu tố góp phần gây ra huyết áp cao. Điều này được gọi là hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng. Do vậy, việc đo huyết áp tại nhà hoặc sử dụng máy đo huyết áp lưu động sẽ ghi nhận được các chỉ số huyết áp thực của bạn khi bạn thư giãn, bớt lo.

benh-cao-huyet-ap-o-nguoi-gia-chi-so-bao-nhieu-thi-phai-uong-thuoc

Ở người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp thứ phát.

Các hướng dẫn cập nhật phân loại số đo huyết áp thành 5 mục:

• Bình thường. Số trên thấp hơn 120 và số dưới thấp hơn 80.

• Tăng. Số trên từ 120 đến 129 và số dưới thấp hơn 80

• Giai đoạn 1. Số trên từ 130 đến 139, hoặc số dưới từ 80 đến 89.

• Giai đoạn 2. Số trên từ 140 trở lên, hoặc số dưới từ 90 trở lên.

• Cơn tăng huyết áp. Số trên cao hơn 180 hoặc số dưới cao hơn 120.

Số đo huyết áp hơi cao không có nghĩa là bạn cần nghĩ đến thuốc. Thay đổi lối sống là cần thiết nếu huyết áp của bạn trên 120/80 (được coi là chỉ số bình thường).

Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm huyết áp tâm thu tới 9 điểm và giảm khoảng 5kg có thể giảm 2,5 đến 10 điểm huyết áp. Tránh thừa muối natri (vượt quá 2.400mg một ngày) cũng có thể giảm từ 2 đến 8 điểm trong số đo huyết áp ở một số người.

Các hướng dẫn mới không khuyên tất cả những người bị xem là cao huyết áp giai đoạn 1 dùng thuốc để hạ huyết áp, mà chỉ những người đã có tiền sử bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch mới cần.

Lưu ý rằng điều trị bằng thuốc để hạ huyết áp chỉ liên quan với giảm nguy cơ tử vong và bệnh tim mạch ở những người có huyết áp tâm thu cơ bản là 140 trở lên, theo đánh giá của nghiên cứu được công bố năm ngoái trên tạp chí JAMA Internal Medicine. Không có bằng chứng mạnh mẽ nào cho thấy thuốc sẽ giúp cho những người có số huyết áp thấp hơn.

Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ về mức độ nguy cơ chung của bạn đối với bệnh tim và liệu bạn có nên dùng thuốc hạ huyết áp hay không.

Theo GiaDinh