Sáng thứ 2 liên tiếp không có ca mắc mới COVID-19 từ khi đợt dịch 6 bùng phát

Từ ngày 27/1, khi COVID-19 bùng phát trở lại tại Chí Linh, Vân Đồn, đây là lần thứ 2 bản tin của BCĐ Quốc gia phòng chống dịch không ghi nhận ca mắc mới.

Theo đó, tính đến 6h ngày 6/2, Việt Nam có tổng cộng 1087 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 394 ca. Nếu tính từ 18h ngày 5/2 đến 6h ngày 6/2, không có ca mắc mới nào được ghi nhận.

Về số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 80.113, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 489

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 24.362

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 55.262.

 Liên quan đến tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:

- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

+ Lần 1: 10

+ Lần 2: 3

+ Lần 3: 2

- Số ca tử vong: 35 ca.

- Số ca điều trị khỏi: 1.465 ca.

sang-thu-2-lien-tiep-khong-co-ca-mac-moi-covid-19-tu-khi-dot-dich-6-bung-phat

Ảnh minh hoạ

Chiều 5/2, tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế (UNDP, UNICEF, WHO) cho hay Chương trình vaccine COVID-19 toàn cầu (Covax) dự kiến sẽ cung cấp miễn phí một số lượng vaccine phù hợp cho các nước nghèo, còn Chính phủ nước sở tại cung cấp kinh phí triển khai tiêm chủng. Nguồn vaccine này rất quan trọng cho các nước đang phát triển.

Được biết, hiện nay, các trưởng đại diện UNDP, UNICEF, WHO đang làm việc sát với Bộ Y tế để khẩn trương lên kế hoạch tiêm chủng của Việt Nam theo đúng yêu cầu của COVAX. Nếu trong điều kiện thuận lợi, trong quý 1/2021, những liều vaccine đầu tiên của COVAX có thể về đến Việt Nam.

Nguồn tin xác nhận Covax thông báo Việt Nam sẽ được cung cấp khoảng 4,9 triệu liều vaccine COVID-19 của hãng dược AstraZeneca trong nửa đầu năm 2021. 

Theo đó, hôm 29/1, Liên minh Covax gửi thư đến, thông báo trong quý 1/2021 sẽ giao cho Việt Nam khoảng 25% số lượng vaccine COVID-19 trong kế hoạch, tức khoảng 4,9 đến 8,2 triệu liều. Số còn lại sẽ được chuyển vào quý 2. Tuy nhiên hiện chưa rõ thời gian nào vaccine sẽ về đến Việt Nam.

Tính đến 6h ngày 6/2, trong đợt 6 của dịch COVID-19 ở Việt Nam này, ngoài Hải Dương (291 ca) và Quảng Ninh (46), dịch đã xuất hiện tại 10 tỉnh, đều liên quan đến ổ dịch ở hai tỉnh trên. Gồm: Hà Nội (23), TP HCM (1), Hải Phòng (1), Hoà Bình (2), Bắc Ninh (3), Gia Lai (18), Bình Dương (4), Bắc Giang (1), Điện Biên (3) và Hà Giang (1).

Võ Thu

Theo GiaDinh

----

Xem thêm:

'Không cấm về quê ăn Tết, mà người dân tự cân nhắc'

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, một cán bộ thuộc Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội cho biết, chính quyền không cấm người dân về quê ăn Tết, mà người dân tự cân nhắc chuyện này.

Theo một lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, việc về quê đón Tết hay không là quyền quyết định của mỗi người. “Tất nhiên, những khu vực đang bị phong tỏa phòng chống dịch COVID-19 thì nội bất xuất, ngoại bất nhập, không thể về được, cũng không thể di chuyển đi đâu được”, vị này nói. Hà Nội đã rà soát, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp đi về từ vùng dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh. Đến nay, về cơ bản, công việc này đã hoàn thành.

Về việc người dân trở về Hải Dương hay Quảng Ninh đón Tết rồi lên lại Hà Nội, lãnh đạo Sở Y tế thành phố nói rằng, Hà Nội chỉ quy định rà soát, cách ly, lấy mẫu các trường hợp đến từ vùng dịch; còn lại, các khu vực không liên quan dịch bệnh thì không cần thiết phải cách ly, xét nghiệm…“Tất nhiên, cũng tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh. Nếu dịch có diễn biến mới, phức tạp hơn, công tác phòng, chống dịch nâng thêm hơn lên thì lúc đó sẽ có các biện pháp mới”, vị này nói.

Trước đó, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố Hà Nội ngày 3/2, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền nói: “Hà Nội chưa có chuyện cấm, quan trọng là người dân đi như thế nào và thấy có cần thiết phải đi hay không”.

Ông Hiền cho rằng, cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, công khai ca bệnh, các trường hợp F1, F2 để người dân yên tâm. Chủ trương của thành phố về phong tỏa, cách ly các địa điểm có ca bệnh là “làm càng nhỏ càng tốt”. 

Trao đổi với báo chí ngày 4/2, ông Phạm Mạnh Cường, Giám đốc Sở Y tế Hải Dương, cho biết, tỉnh đã phong toả toàn bộ thành phố Chí Linh và nhiều thôn, xã, phường của các huyện, thị xã, thành phố khác.

Do đó, đối với những khu vực đã bị cách ly, phong toả, người dân ở các địa phương khác không được vào, đồng nghĩa với việc không được về đón Tết.

“Đối với những vùng, khu vực của Hải Dương không bị cách ly, phong toả thì người dân các địa phương khác có thể về đón Tết nhưng phải tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế, cơ quan chức năng”, ông Cường nêu rõ.
Không ra khỏi nhà

Ngày 4/2, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành chỉ thị về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Theo đó, thành phố dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.

Không tổ chức liên hoan tất niên, gặp mặt đầu xuân; thực hiện việc hiếu, hỷ văn minh, hạn chế tối đa tập trung đông người và đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, tránh lây lan dịch bệnh.

 Thành phố quyết định tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, game, internet cho đến khi có chỉ đạo cho phép tiếp tục hoạt động.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

 Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống, cà phê giải khát, cần thực hiện giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1m và có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà.

Đặc biệt, Chỉ thị yêu cầu hạn chế di chuyển, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong vận chuyển hành khách công cộng, hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, khai báo y tế, có dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn tay; lập danh sách hành khách (họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ) đối với hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh; sắp xếp, bố trí hành khách ngồi giãn cách trên xe…

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, hiện nay, căn cứ tình hình dịch nên chưa cấm người dân Hà Nội không nằm trong vùng dịch đi các nơi, điều đó đồng nghĩa không phải cứ người ở Hà Nội đi về các địa phương là phải cách ly y tế 21 ngày.

Tương tự, người từ Hà Nội khi về Quảng Ninh, Hải Dương (không vào các vùng dịch) sau khi ăn Tết xong vẫn quay về Hà Nội mà không phải cách ly y tế.

Thái Hà

Theo Tiền Phong

----

Xem thêm:

+22 người là F1 của nữ giám đốc phòng giao dịch ngân hàng vừa phát hiện mắc COVID-19 gồm những ai?

+Bộ Y tế nói gì về thông tin 'người dân không được về quê ăn Tết'

+Israel đã có cách trị khỏi Covid-19?
----