Báo động nhiều người có nguy cơ cắt cụt chi vì căn bệnh nguy hiểm này

Căn bệnh này khiến nhiều người có nguy cơ cắt cụt chi khi không được kiểm soát, điều trị sớm.

PGS.TS Tạ Văn Bình - nguyên Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Đại học Y Hà Nội), Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam cho biết, ngày càng nhiều người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và bệnh đang có xu hướng trẻ hóa khi có nhiều người ít tuổi cũng mắc phải. 

Cách đây 30 năm, để tìm ra một bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ở độ tuổi 40 tuổi rất khó. Nhưng hiện nay, có những trẻ mới chỉ 9 tuổi cũng đã mắc phải căn bệnh này.

Thống kê ở Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và đến năm 2045 dự báo tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Nước ta nằm trong top 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Mặc dù vậy, nhiều người bệnh lại không biết mình đang mắc bệnh.

bao-dong-nhieu-nguoi-co-nguy-co-cat-cut-chi-vi-can-benh-nguy-hiem-nay

PGS.TS Tạ Văn Bình - nguyên Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương tại buổi khai mạc Triển lãm. Ảnh: PV

Theo PGS.TS Tạ Văn Bình cho biết, bệnh đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi nồng độ glucose trong máu (hoặc đường trong máu) tăng cao, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng các cơ quan như tim, mạch, máu, mắt, thận và thần kinh.

Căn bệnh này gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nhiều người bệnh đái tháo đường bị tai biến mạch máu não, bệnh thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận... Cứ 6 giây có một người tử vong, 20 giây có một người phải cắt cụt chi và tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng.

Những thông tin trên được đưa ra tại Lễ phát động "Chung tay phòng chống bệnh Nội tiết – Đái tháo đường" vừa mới diễn ra tại Hà Nội do Trung ương Hội người Giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam. Với chủ đề của ngày Đái tháo đường thế giới là Diabetes: protect your family - "Phòng chống đái tháo đường ngay từ gia đình bạn, hàng loạt các hoạt động chung tay đẩy lùi căn bệnh này đã diễn ra gồm: Triển lãm gian hàng; Hội thảo khoa học...

Chương trình không chỉ kết nối các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực đái tháo đường ở Việt Nam bàn về giải pháp phòng ngừa, kiểm soát, hướng dẫn chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường. Qua các hoạt động còn góp phần giúp cộng đồng nâng cao nhận thức, hiểu biết, có kiến thức phòng ngừa bệnh đái tháo đường.

Các chuyên gia cho rằng, việc tầm soát, phát hiện sớm bệnh sẽ giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Để phòng tránh căn bệnh này, mọi người cần chú ý đến việc điều chỉnh lối sống. Ăn uống lành mạnh, vận động hợp lí, kiểm soát các stress…

bao-dong-nhieu-nguoi-co-nguy-co-cat-cut-chi-vi-can-benh-nguy-hiem-nay

Tầm soát bệnh sớm giúp người bệnh có cơ hội điều trị cao hơn. Ảnh Internet

Người bệnh nên kiểm soát đường huyết thông qua việc tuân thủ các nguyên tắc của kiềng 3 chân là chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc.

+ Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống là yếu tố nguy cơ nhưng cũng chính là giải pháp giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Người bệnh cần hạn chế sử dụng đường đơn như đường tinh luyện, đường kính… vì hấp thu mạnh. Đường đa là đường tự nhiên trong hoa quả, ngũ cốc… hấp thu chậm hơn nên cần ưu tiên sử dụng.

+ Chế độ vận động: Việc tập luyện thường xuyên làm cơ thể tiêu thụ nhiều năng lượng, năng lượng này được sản sinh do việc tiêu thụ đường ở mô cơ. Từ đó lượng đường trong máu sẽ giảm xuống.

+ Dùng thuốc: Hiện chưa cso giải pháp chữa khởi bệnh đái tháo đường, do đó người bệnh phải duy trì dùng thuốc suốt đời. Nếu không, đường huyết sẽ tăng cao không kiểm soát được và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Đến thời điểm hiện tại có nhiều phương pháp điều trị đái tháo đường, phòng và điều trị biến chứng được người bệnh áp dụng. Việc kết hợp bằng Tây, Đông y rất tốt.

Theo GiaDinh