Việt Nam xử lý th.i th.ể bệnh nhân Covid-19 như thế nào?

Thi thể bệnh nhân mắc Covid-19 phải được bọc 2 lần vải tẩm dung dịch sát khuẩn và ưu tiên hoả táng càng sớm càng tốt.

Tính đến chiều 16/8, Việt Nam đã ghi nhận 24 bệnh nhân Covid-19 tử vong trên tổng số 962 trường hợp mắc (chiếm 2,4%).

Đến nay, tất cả những trường hợp mắc Covid-19 tử vong tại nước ta đều được hoả táng.

Ths.BS Phạm Xuân Thành, Phó trưởng phòng Quản lý Sức khỏe lao động, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế cho biết, nguyên tắc xuyên suốt khi xử lý, vận chuyển thi thể bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 là phải đảm bảo không phát tán nguồn bệnh.

viet-nam-xu-ly-th-i-th-e-benh-nhan-covid-19-nhu-the-nao

Ảnh minh hoạ: TTXVN

Ngoài ra, việc xử lý thi thể phải đảm bảo 5 nguyên tắc khác, bao gồm:

Phải chuyển thi thể sang phòng cách ly riêng; Luôn ưu tiên hoả táng, chỉ mai táng khi không thực hiện được hoả táng; Thi phải phải được khâm liệm càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong; Chỉ nhân viên y tế có nhiệm vụ, người nhà được hướng dẫn đầy đủ quy trình phòng ngừa và có trang bị đầy đủ bảo hộ mới được tham gia xử lý, vận chuyển, khâm liệm thi thể; Tất cả chất thải phát sinh trong quá trình xử lý phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

Trước khi vào xử lý thi thể bệnh nhân mắc Covid-19, nhân viên y tế cần đặt chân vào khay chứa dung dịch diệt khuẩn 5% Clo hoặc đặt chân lên tẩm vải thấm đẫm dung dịch khử khuẩn.

Với thi thể người bệnh, phải dùng bông tẩm dung dịch 5% Clo để nút kín các hốc tự nhiên như mũi, miệng, tai…, sau đó phun dung dịch khử khuẩn lên toàn bộ thi thể hoặc dùng dùng vải liệm được tẩm dung dịch khử khuẩn bọc toàn bộ trước khi bỏ vào túi đựng thi thể và bao ngoài bằng 1 lớp nilon.

Khi khâm liệm, tiếp tục trải 1 lớp nilon đủ lớn dưới đáy quan tài để có thể bao trọn thi thể bệnh nhân. Sau đó đóng kín quan tài, kiểm tra và dán kín toàn bộ các khe hở.

Việc vận chuyển thi thể cần có phương tiện riêng như xe cứu thương, xe tang lễ. Khi vận chuyển, người nhà không được đi cùng.

Trong quá trình vận chuyển, hạn chế vận chuyển thi thể qua nơi đông người. Nếu vận chuyển thi thể bằng thang máy, phải hạn chế tối đa người đi cùng, chỉ những người mang đầy đủ phương tiện bảo hộ mới được đi cùng thang máy.

Bộ Y tế cũng yêu cầu, phải thực hiện hoả táng thi thể nhiễm nCoV trong thời gian sớm nhất.

Trường hợp mai táng, phải chọn nơi đất cao, phải rắc hoá chất khử khuẩn xuống huyệt trước và sau khi đặt quan tài.

Trong suốt quá trình xử lý, vận chuyển thi thể, phải khử khuẩn, tiệt trùng toàn bộ không gian, các vật dụng trong phòng, trên xe. Riêng phòng bệnh, việc tiệt trùng, khử khuẩn phải đảm bảo thời gian tối thiểu 30 phút trước khi xử lý trường hợp khác.

Phương tiện bảo vệ cá nhân của người thực hiện an táng, mai táng cho bệnh nhân phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

Minh Anh

Theo Vietnamnet

----

Xem thêm:

Điều dưỡng ở Đà Nẵng phát hiện dương tính Covid-19 sau 5 lần xét nghiệm

Trường hợp đặc biệt nói trên là nữ bệnh nhân N.T.L., 32 tuổi, điều dưỡng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng. Chị L. là bệnh nhân Covid số 961 tại Việt Nam, công bố ngày 16/8.

Trước khi phát hiện ca bệnh 416 – ca bệnh đầu tiên cho dịch Covid-19 giai đoạn mới tại Việt Nam, chị L. sống chung với chồng tại K1120 Trường Chinh, tổ 11, phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Từ chiều 26/7, chị L. bắt đầu vào khoa Ung bướu làm việc và không về nhà. Ngày 28/7, chị được lấy mẫu dịch hầu họng xét nghiệm Realtime RT-PCR (PCR) lần 1, kết quả âm tính.

Kĩ thuật viên thực hiện xét nghiệm Covid-19 với các mẫu bệnh phẩm. Ảnh: Bảo Thùy

Sau đó bệnh nhân tự cách ly tại khoa cùng với các đồng nghiệp, đến tối cùng ngày, bệnh nhân được chuyển đến cách ly tập trung dành cho nhân viên y tế.

Từ ngày 29/7 đến 4/8, bệnh nhân tiếp tục được cách ly tại khu cách ly dành cho nhân viên y tế.

Ngày 5/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm PCR lần 2, tiếp tục âm tính. Tuy nhiên vẫn tiếp tục ở trong khu cách ly đến ngày 9/8.

Do đã có 2 lần xét nghiệm âm tính và đã qua 14 ngày cách ly, từ ngày 10/8, chị L. được điều tăng cường đến Trung tâm Y tế Hoà Vang, làm việc tại khoa Hồi sức cùng 6 nhân viên của Bệnh viện Đà Nẵng.

Tại đây, bệnh nhân tiếp xúc với chị N. (Khoa hồi sức), chị D. (Khoa chống nhiễm khuẩn), và 1 nhân viên y tế là bệnh nhân số 889 (đã được công bố ngày13/8), sau đó bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm PCR lần 3, tiếp tục âm tính

Những ngày được cử đi tăng cường, sau giờ làm việc, chị L. cùng các đồng nghiệp khác được đưa về khu cách ly tập trung dành cho nhân viên y tế để nghỉ ngơi.

Đến ngày 13/8, chị L. được lấy mẫu xét nghiệm lần 4, cho kết quả nghi ngờ dương tính với virus SARS-CoV-2 nên tiếp tục cách ly.

Ngày 15/8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau họng và được lấy mẫu xét nghiệm dịch hầu họng lần 5. Đến sáng 16/8, bệnh nhân có kết quả khẳng định mắc Covid-19.

Đây là ca bệnh khá đặc biệt trong tổng số 964 bệnh nhân Covid-19 được ghi nhận tại nước ta. Hiện chưa rõ bệnh nhân nhiễm virus trong thời gian làm việc tại Bệnh viện Đà Nẵng hay trong thời gian đi làm việc tăng cường.

Trường hợp nếu mắc trong thời gian làm việc tại Đà Nẵng, đồng nghĩa bệnh nhân 961 đã có thời gian ủ bệnh tới 21 ngày.

Trong giai đoạn mới từ ngày 25/7 đến nay, cả nước đã ghi nhận 29 trường hợp nhân viên y tế mắc bệnh. Cũng trong hơn 20 ngày qua, Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp có yếu tố dịch tễ đặc biệt, xét nghiệm 3-4 lần mới khẳng định mắc Covid-19.

Thúy Hạnh

Theo Vietnamnet

----

Xem thêm:

+20 bệnh nhân Covid-19 đang tiên lượng nặng và nguy kịch

+Bệnh nhân COVID-19 thứ 25 t.ử v.ong ở tuổi 51

+Giá vàng bất ngờ tăng dựng đứng sau chuỗi ngày giảm mạnh khiến người mua ngơ ngác

----