Thoát hiểm nhà cao tầng: Giải pháp nào cho những người dân?

Người dân trong các chung cư sẽ phải tự cứu mình khi khả năng của lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) và công suất của các loại xe chuyên dụng chỉ cho phép dập các đám cháy ở độ cao dưới 17 tầng.

Thời gian gần đây tại Hà Nội liên tiếp xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn trong các chung cư cao tầng. Vào 7giờ ngày 5/12/2014 xảy ra tại chung cư cao cấp 6 sao-Hòa Bình Green City ở 505 đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Liên tiếp vào 10 giờ ngày 16/9/2015 tại chung cư HH4A, khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, vào 20 giờ ngày 20/9/2015 tại chung cư CT5B, khu đô thị Xa La, quận Hà Đông hay vụ gần nhất là vào 20 giờ ngày 11/10/2015 tại các tòa nhà CT4A-CT4B-CT4C, khu đô thị Xa la, quận Hà Đông.

Trong khi các tòa nhà ngày một cao, thì khả năng chữa cháy của các lực lượng chức năng Hà Nội lại không cao theo kịp. Hiện phương tiện xe chữa cháy chỉ đảm bảo cứu hỏa tối đa đến 53m, tương đương tầng 15-17 và cũng chỉ có vài chiếc, còn đa số các xe cứu hỏa chỉ có thể chữa cháy đến tầng 10 chở xuống. Việc trang bị thang cao 73m cho xe cứu hỏa của Hà Nội là không khả thi vì xe rất nặng, có thể gây sập cống, đứt dây điện, đường cua xe dài không thuận tiện với địa hình đường đông ngõ nhỏ.

Thoát hiểm nhà cao tầng, đi đâu cho thoát?

Xuất phát từ câu hỏi nếu xảy ra sự cố ở nhà cao tầng thì làm sao thoát hiểm? Nếu cân nhắc kỹ thì sẽ thấy các nhà cao tầng có duy nhất một đường thoát hiểm, đó là cầu thang bộ, chạy thăng xuống đất trong khi thang máy bị cắt điện không dùng được và nếu chạy lên sân thượng chờ cứu thì hiện nay việc sử dụng trực thăng để cứu nạn không được khuyến khích kể cả ở Mỹ. Vậy nếu cùng suy luận logic, nhà càng cao tầng thì cầu thang bộ càng dài, thời gian thoát nạn càng lâu, nguy cơ của mất an toàn càng lớn.

Cụm nhà CT4, Xa La, Hà Đông khi xảy ra sự cố, người dân của cả 4 tòa nhà đều hoảng loạn. Mọi người không biết phải làm gì trong bóng tối. Có người chạy vào thang máy, có người chạy ra thang bộ, có người chạy lên tầng thượng và còn nhiều người không biết chạy đi đâu thì đành “cố thủ” trong phòng”

Theo thống kê, ở Việt nam tính đến tháng 9/2014, trung bình mỗi tháng có tới 172 vụ cháy. không bàn về nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn, chỉ bàn về biện pháp thoát hiểm, bảo vệ tính mạng con người. Hiện nay, chỉ có những biện pháp cơ bản sau:

Chạy ra lan can

  Thoát hiểm nhà cao tầng: Giải pháp nào cho những người dân?

Gần 16h chiều 23/5/2012, lửa và khói bốc lên nghi ngút từ tòa nhà 18 tầng của Tổng cục Hải quan (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến hàng trăm người mắc kẹt. Mọi người không có con đường nào chạy thoát nạn, nên họ đã ra hết ngoài cửa sở, ban công hay sân thượng các tòa nhà.

Chạy lên mái

 Thoát hiểm nhà cao tầng: Giải pháp nào cho những người dân?

Chạy xuống thang bộ để được cứu nạn

 Thoát hiểm nhà cao tầng: Giải pháp nào cho những người dân?

Vậy, chủ động tự cứu mình bằng cách nào?

Tất cả các biện pháp trên đều là thụ động, mong chờ sự may rủi.

Ở các nước phát triển trên thế giới, người dân tại các chung cư cao tầng đã có ý thức rất cao trong việc chuẩn bị các biện pháp thoát nạn chủ động khi có sự cố cháy xảy ra. Có thể kể đến biện pháp thoát nạn bằng thiết bị thang dây thoát hiểm. Ưu điểm của thiết bị này là rất dễ dàng lắp đặt và sử dụng, vận hành theo nguyên lý cơ học không cần nguồn điện, tải trọng cao (khoảng 130kg), có thể lắp đặt tối đa 100m (tương đương nhà cao 30 tầng).

  Thoát hiểm nhà cao tầng: Giải pháp nào cho những người dân?

Hiện nay đã có một số công ty phân phối sản phẩm này tại Việt Nam. Đây sẽ là câu trả lời đối với những băn khoăn của người dân đang mong muốn tìm cho mình một giải pháp thoát hiểm chủ động và an toàn hiện nay.

Theo Người đưa tin