Những phong tục đón năm mới kỳ lạ

Năm đón Tết khác nhau.mới thường mang lại nhiều điều thú vị và mỗi đất nước lại có những phong tục.

Mặc dù các nền văn hóa khác nhau tổ chức tiễn năm cũ, chào năm mới theo những cách không giống nhau nhưng những buổi lễ thường gắn liền với truyền thống và hy vọng vào một năm mới may mắn hơn, nhiều tiền hơn, nhiều tình yêu hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, cũng có một số nền văn hóa tổ chức lễ đón năm mới theo cách “có một không hai”.

Màu sắc của đồ lót                                                 

Tại nhiều quốc gia Mỹ Latinh như Colombia, Bolivia, Mexico, bạn sẽ là người gặp nhiều may mắn nếu mặc đồ lót màu vàng vào đúng thời khắc giao thừa. Không rõ phong tục này bắt nguồn từ đâu nhưng việc mặc đồ lót màu vàng được cho là mang lại hạnh phúc, điều tốt lành trong năm mới. Một số ý kiến khác cho rằng nếu người nào đó nhận được món quà tặng năm mới là bộ đồ lót màu vàng thì sẽ càng may mắn hơn trong năm mới sắp tới.

nhung-phong-tuc-don-nam-moi-ky-la
Ảnh mang tính minh họa

Tại Mexico, nếu bạn mặc đồ lót sặc sỡ thì bạn cũng sẽ nhận được nhiều may mắn. Đối với những ai đang tìm kiếm may mắn trong tình yêu, những người Mexico gợi í rằng hãy mặc đồ lót màu đỏ trong đêm giao thừa; nếu bạn chỉ tìm kiếm may mắn đơn thuần hay may mắn trong tất cả những cố gắng, hãy chọn đồ lót màu vàng.

Nhảy từ trên ghế xuống và ném đĩa sang cửa nhà hàng xóm

Một số nơi ở Đan Mạch tổ chức lễ đón mừng năm mới bằng cách nhảy từ trên ghế xuống dưới đất vào đúng nửa đêm, có nghĩa là “nhảy vào năm mới”. Việc nhảy từ trên đồ đạc xuống được cho là sẽ mang lại may mắn và xua đuổi điều xấu trong năm mới. Trong một nghi lễ năm mới khác thường khác, một số người Đan Mạch cũng ném đĩa vào cửa nhà bạn bè, hàng xóm trong đêm giao thừa. Những chiếc đĩa vỡ tượng trưng cho điều tốt đẹp. Nhà nào có nhiều mảnh đĩa vỡ nhất trước cửa nhà chứng tỏ nhà đó có nhiều bạn bè, và sẽ nhận được nhiều may mắn nhất trong năm mới.

Đập bánh mỳ vào tường

Nhiều người tin rằng tạo ra nhiều tiếng ồn vào đúng thời điểm giao thừa sẽ khiến quỷ dữ và những điều xấu sợ hãi mà tránh xa. Truyền thống chào đón năm mới khác thường ucuar người Ai-len đó là đập bánh mỳ vào cửa và tường của gia đình mình vào nửa đêm. Tiếng đập đó khiến những linh hồn quỷ dữ sợ hãi và mang lại may mắn cho ngôi nhà. Bánh mỳ được cho là sẽ mang lại sự sung túc và ý nghĩa: tất cả các thành viên trong gia đình sẽ có đầy đủ thực phẩm trong năm mới.

Vòng tròn và những vật hình tròn

Tại Philippin, vòng tròn thường được sử dụng để cầu khấn xin áo quần, thực thẩm trong buổi lễ đón chào năm mới. Vòng tròn đại diện cho sự tròn trịa, đầy đặn của tiền bạc, giàu sang và thịnh vượng. Mọi người mặc quần áo với những họa tiết hình tròn và chấm bi trong đêm giao thừa để cầu mong sự sung túc trong cuộc sống trong năm mới sắp đến. Những thực phẩm đặc biệt có hình tròn được chuẩn bị cho buổi lễ; nhiều người đi xung quanh ngôi nhà của họ trong đêm giao thừa; những đồng xu kêu leng keng và được rải xung quanh nhà vì mọi người tạo ra nhiều tiếng ồn để đuổi quỷ dữ. Cuối cùng, mọi người bật hết điện trong nhà - biểu tượng cho một năm mới tươi sáng.

Đặt cây tầm gửi dưới gối

Cây tầm gửi thường được sử dụng sau dịp lễ Giáng sinh, là một truyền thống đặc sắc của người Ai-len. Theo phong tục, người phụ nữ chưa lập gia đình đặt một nhành cây tầm gửi xuống dưới gối trước khi đi ngủ vào đêm giao thừa. Điều này sẽ giúp mang lại tình yêu và cuộc hôn nhân đích thực cho người phụ nữ đó trong năm mới. Một số người tin rằng đi ngủ cùng với cành tầm gửi được đặt dưới gối trong đêm giao thừa sẽ giúp rũ bỏ những điều không may mắn.

Vali xung quanh tảng đá

Bạn đang khao khát một thứ gì đó mạo hiểm? Tại Colombia, Mexico và một số quốc gia Mỹ Latinh, nhiều người tin rằng nếu họ cầm một chiếc vali và đi xung quanh một tảng đá vào đêm giao thừa thì họ sẽ có cơ hội đi du lịch và có nhiều cuộc du hành khám phá trong năm mới.

nhung-phong-tuc-don-nam-moi-ky-la

Ai chứng kiến phong tục này đều thấy rất thú vị. Một số gia đình cùng nhau làm việc này; và nó cũng trở nên phổ biến với những đôi lứa đang yeu nhau và những cặp vợ chồng mới cưới. 

Những trò chơi để tìm bạn đời

Những cô gái chưa lập gia đình tại Belarus tham gia vào một số trò chơi trong suốt đêm giao thừa để tìm xem ai là người kết hôn đầu tiên và ai là người "theo chồng bỏ cuộc chơi" trong năm mới. Ví dụ, một số cô gái giấu đồ vật xung quanh ngôi nhà của họ trong khi những cô gái khác sẽ đi tìm. Cô gái nào tìm thấy nhn sẽ cưới một chàng trai đẹp trai'' cô gái nào tìm thấy bánh mỳ sẽ kết hôn cùng một người đàn ông giàu có.

Trong một trò chơi khác, một rổ ngô sẽ được đặt trước mặt những cô gái chưa chồng. Người ta mang tới một chú gà trống và thả nó ra. Chú gà trống mổ ngô ở rổ nào đầu tiên thì người phụ nữ có rổ ngô đó sẽ là người kết hôn đầu tiên trong năm mới.

"Bước chân đầu tiên"

Theo như truyền thống "bước chân đầu tiên" (hay còn gọi là tục xông đất ở Việt Nam), thì người đầu tiên đi ngang qua cửa của một gia đình trong năm mới quyết định vận may của gia đình đó trong năm mới. Nếu đó là một người đàn ông đẹp trai, da đen, cao thì gia đình đó sẽ gặp may trong suốt một năm; ở những nơi khác, nếu người đầu tiên là một phụ nữ có mái tóc đỏ thì những buồn phiền sẽ đến với gia đình đó trong năm mới. Để mang lại may mắn thông qua phong tục này, tại Worcestershire (một hạt ở miền Tây nước Anh), chủ nhà sẽ chặn một người chuyên hát nhạc mừng năm mới và dẫn đi quanh nhà. Nếu thành viên gia đình là người xông đất, họ phải rời khỏi nhà trước giờ giao thừa.

Bánh Vasilopita

Vasilopita là một loại bánh được làm vào đêm giao thừa tại Hy Lạp với mục đích cầu chúc may mắn cho các thành viên trong gia đình vào dịp năm mới. Nó gắn liền với ngày lễ thánh Basil (1/1). Một đồng xu hoặc một đồ vật nhỏ sẽ được trộn cùng bột và nướng lên cùng chiếc bánh. Trong đêm giao thừa, cả gia đình cùng thưởng thức chiếc bánh. Thành viên nào tìm được đồng xu trong miếng bánh của mình sẽ là người nhận được nhiều điều tốt lành trong năm mới.

Nhảy Van-xơ

Người Áo thường nhảy điệu Van-xơ vào năm mới. Tại Áo, tất cả đài phát thanh và truyền hình đều phát đi âm thanh của những tiếng chuông tại nhà tờ thánh Stephen tại thủ đô Viên vào lúc nửa đêm. Điều này đã trở thành truyền thống tại Áo. Những tiếng chuông được đánh theo nhịp của bài "Sông Đanuýp xanh" của Johann Strauss II. Những ai đang tham gia tiệc năm mới hay tại nhà; thậm chí là trên đường phố đều chào đón năm mới bằng một buổi khiêu vũ điệu van-xơ tập thể.

Đoán vận may trong năm mới qua hình dáng kim loại

Đó là phong tục lâu đời của người Phần Lan trong năm mới. Họ đoán vận may của mình bằng cách đổ kim loại nóng chảy vào một bát nước; sau đó đoán tương lai qua hình dáng của miếng kim loại đó sau khi nó đông cứng lại.

nhung-phong-tuc-don-nam-moi-ky-la

Nếu đó là hình trái tim hay hình chiếc nhẫn có nghĩa là sẽ có một đám cưới trong năm mới; hình một con thuyền dự báo những chuyến đi du lịch; còn nếu là hình con lợn - báo hiệu một năm no đủ.

Đốt hình nộm của người nổi tiếng

Hình nộm của những người nổi tiếng - thường được gọi là muñecos - thường được đốt cháy trong lửa mùng ở Panama. Hình nộm này có thể bao gồm những nhân vật xuất hiện trên truyền hình cho tới những chính trị gia nổi tiếng như Fidel Castrol hay vận động viên Panama đầu tiên dành huy chương vàng thế vận hội Olympic. Những hình nộm này đại diện cho năm cũ; đốt chúng đi nghĩa là xua đuổi những hồn ma cho sự khởi đầu suôn sẻ của năm mới.

Trò chuyện với người đã mất

Nói chuyện với linh hồn những người đã mất là một phần tín ngưỡng của người Mexico. Những người Mexico đặc biệt tin rằng họ có thể giao tiếp với linh hồn của những người thân đã mất. Đêm giao thừa được coi là khoảng thời gian tốt nhất để trò chuyện với những linh hồn này để truyền đạt thông tin hay tư vấn, chỉ dẫn. Người Mexico cũng tổ chức "Ngày của người mất" vào ngày 2/11 hàng năm.

Tổ chức năm mới tại nghĩa trang

Talca là một thị trấn nhỏ ở Chile với phong tục đón năm mới kỳ dị, khác thường và quái đản. Những người dân Talca tổ chức năm mới với những người thân đã mất trong vòng 15 năm qua. Cửa của nghĩa trang được mở cho công chúng vào đúng 11 giờ đêm theo lệnh của thị trưởng. Người dân được chào đón tại nghĩa trang với nhạc cổ điển và ánh sáng mờ ảo, khiến nghĩa trang trở thành nơi tổ chức tiệc hoàn hảo. Họ tin rằng, những người thân đang chờ họ tại nghĩa trang và cùng nhau chào đón năm mới. Phong tục này bắt đầu vào năm 1995 khi một gia đình nhảy qua hàng rào nghĩa trang để đón năm mới cạnh mộ của cha họ. Và tới nay, hơn 5000 người cùng hưởng ứng phong tục này.

Theo Ngọc Bích (Giadinhvietnam)