Những cách ăn cá hàng ngày tai hại với sức khỏe

Cá mặc dù giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ăn lúc nào cũng tốt. Dưới đây là những sai lầm cần thay đổi khi ăn cá cần bỏ ngay.

Khi đang đói bụng

Khi đang đói bụng, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhưng cần tránh ăn cá. Bởi nếu ăn cá thời điểm này hoặc lấy cá làm thực phẩm lấp đầy cơn đói thì bạn đang sai lầm nghiêm trọng. Lý do là vì, ăn cá khi đói chính là tác nhân làm bùng phát bệnh gút nguy hiểm.

Khi đang đói bụng không nên ăn cá. Ảnh minh họa.

Sở dĩ như vậy là do chất purine có trong cá làm cho acid uric tăng lên, gây tổn thương mô. Đây chính là nguyên nhân rất lớn gây ra bệnh gút.

Ăn cá khi bị ho – bệnh càng nặng

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thì người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng.

Bởi lẽ, trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.

Việc ăn cá khi sử dụng thuốc ho, hay các thuốc kháng sinh liều cao,thuốc hạ huyết áp là điều các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên dùng cùng lúc. Nó sẽ làm phản tác dụng của cả thuốc và thực phẩm, gây hại cho bạn.

Ăn mật cá giải độc lại thành độc

Không nên ăn mật cá để tránh bị ngộ độc. Ảnh minh họa.

Nhiều người vẫn truyền miệng nhau rằng mật cá có tác dụng chữa bệnh như: Đau bụng, đau lưng, hen suyễn…. Tuy nhiên, đây là một bài thuốc truyền miệng nguy hiểm chết người. Đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã tử vong.

Mật của các loại cá (kể cả cá trắm đen và trắng) đều có chất độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc nguy hiểm.

Hàng năm, các bệnh viện vẫn nhận được các trường hợp cấp cứu do ngộ độc mật cá. Qua phân tích người ta thấy, trong mật cá, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép thường có chứa độc tố alcol steroid. Chất này gây viêm gan, viêm thận cấp, tác hại lên hệ thần kinh.

Gặp phải trường hợp ngộ độc mật cá này, bạn nên xử trí bằng cách đào thải chất độc ra khỏi cơ thể với việc gây nôn sớm, rửa dạ dày, lọc màng bụng, điều chỉnh nước, điện giải và muối, dùng các biện pháp hỗ trợ hô hấp, tim mạch.

Bắt cá lên ăn tươi, sống – dễ nhiễm độc và giun sán

Thông thường cá chỉ được ăn chín mà thôi, tuy vậy, nhiều người lại cho rằng ăn cá càng tươi sống càng bổ dưỡng. Tuy nhiên thực tế lại ngược lại. Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên, nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đi.

Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan.

   

Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.

Do vậy, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không được ăn cá sống, tái, chưa chín kỹ vì rất dễ mắc bệnh giun sán.

Khi đang mắc bệnh xơ gan

Lúc này, nếu ăn quá nhiều các loại cá biển sâu như: trích, cá ngừ, ţá mòi….sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.

Đang mắc bệnh rối loạn chức năng máu

Những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi,Ġxuất huyết trong do thiếu vitamin K…nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.

Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.

Theo Nhã Nam (NĐT)