Nguy hiểm khôn lường khi nấu mì theo hướng dẫn trên bao bì

Chắc bạn đang giật mình phải không? Tại sao làm vậy lại nguy hiểm và phải nấu mì thế nào cho đúng?

Trên bao bì của mì ăn liền thường có hướng dẫn là cho gia vị vào mì, sau đó chế nước sôi vào ly hoặc bát mì rồi chờ 3-5 phút cho mì chín là có thể ăn. Cũng có người nấu bằng cách cho mì vào nồi nước sôi, cho các gói gia vị vào và nấu khoảng 3-5 phút.

Tuy nhiên, cả hai cách chế biến trên đều không tốt cho sức khỏe.

Đa số mì ăn liền ở Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chiên ở nhiệt độ cao. Lúc này dầu chiên bị ôxy hóa và tạo ra các chất béo transfat, một trong những nguyên nhân chính làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt.

Điều này chính là tiền đề gây nên các bệnh xơ vữa động mạch, tim mạch, đột quỵ, giảm sự lưu thông của máu...

Ngoài ra, trên thị trường có hàng tá các loại mì với nhiều hương vị như tôm, gà, bò… nhưng các gói gia vị đi kèm thường chứa muối, bột ngọt (mì chính) và chất hóa học tạo mùi chứ không phải làm từ thịt động vật.

Trên thị trường tràn ngập các loại mì, tốt xấu khó nói.

Hoặc nếu các nguyên liệu này là thật thì cũng bị sấy qua nhiệt độ cao để diệt khuẩn, đóng gói chân không nên các vitamin nhóm B, chất sắt... có trong thịt, hay vitamin C, vitamin A... có trong rau đã bị nhiệt làm biến mất.

Do đó khi ăn mì, cơ thể bạn chỉ được cung cấp năng lượng, chất béo chứ không có tí dưỡng chất nào. Chưa kể đến trong mì ăn liền còn chứa rất nhiều các chất phụ gia khác như chất điều vị, chất tạo xốp, chất chống ôxy hóa, chất làm dầy, chất bảo quản, phẩm màu tổng hợp…

Nhiều loại mì ăn liền được chứa trong cốc/ bát bằng nhựa, xốp thì còn nguy hiểm hơn cho sức khỏe. Theo quy định, dưới mỗi hộp mì đều có ký hiệu chất liệu vỏ hộp đặt trong hình tam giác, nếu là hộp xốp thường có ký hiệu số 6 (PP), hộp nhựa ký hiệu số 5 (PS). Khi ngâm mì trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65°C, chất độc hại của vỏ hộp sẽ ngấm vào mì, gây hại cho gan, thận, thần kinh...

Nguy hiểm khôn lường khi nấu mì theo hướng dẫn trên bao bì

Nhiệt độ cao có thể làm chất độc hại trong ly mì tan ngấm vào mì.

Các gia vị này khi nấu trong nước sôi sẽ làm biến đổi cấu trúc phân tử của bột ngọt và biến chúng thành chất độc. Bên cạnh đó, phủ bên ngoài những sợi mì là lớp sáp dầu, và các thí nghiệm khoa học đã chứng minh lớp sáp này cần phải trải qua từ 4-5 lần nấu mới loại bỏ hết được. Vì thế, cách sử dụng mì ăn liền theo như bao bì rất dễ gây chứng khó tiêu, làm cản trở hoạt động tiêu hóa.

Nếu không thể từ bỏ mì, bạn vẫn có thể học cách chế biến đúng để giảm thiểu được những ảnh hưởng do mì gây ra.

- Bước 1: Đun sôi nước, thả mì ăn liền vào trần, đợi đến khi các sợi mì bắt đầu rời nhau, dùng đũa tách rời vắt mì rồi vớt ra bát.

Bạn đun sôi nước, cho mì vào trần rồi vớt ra.

- Bước 2: Đổ chỗ nước vừa trần mì đi, nấu một nồi nước sôi khác, bỏ mì trở lại nồi nước sôi, tắt bếp. Sau đó cho các gói gia vị vào, chỉ nên cho 1/3 hoặc 1/2 gói. Cách này nhằm giảm bớt dầu chiên, hóa chất, chất béo và phụ gia tẩm trong mì.

- Bước 3: Cho thêm các loại rau xanh, củ quả và các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đạm, xơ như trứng, thịt, giò lụa, nấm... Ăn mì kèm rau xanh sẽ giúp ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo vào mạch máu, làm giảm được nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, chống béo phì.

Ngoài ra, khi mua mì, bạn nên chú ý đọc bảng thành phần giá trị dinh dưỡng in trên bao bì và chọn mua những loại mì có ghi: không có transfat, transfat 0 gr, transfat 0-2 gr, mì không qua chiên dầu, các sản phẩm ăn liền làm từ bột gạo… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình. Tuyệt đối không dùng sống mì ăn liền.

Lê Hồ (Theo Người Giữ Lửa)