Nghệ sĩ Việt từ chối NSND: Hai chữ 'sầu nữ' đi cùng Út Bạch Lan là danh hiệu lớn nhất nhân dân trao tặng

Còn nhớ năm 2017 - tròn 1 năm ngày mất của NSƯT Út Bạch Lan, gia đình bà tiết lộ đã từ chối làm hồ sơ xin truy tặng NSND vì cho rằng hai chữ 'sầu nữ' gắn với bà đã danh hiệu lớn nhất mà nhân dân trao tặng.

Những ngày qua, dư luận xôn xao về danh sách các nghệ sĩ được tặng danh hiệu NSND lần thứ 10. Không chỉ ồn ào khi NSƯT Đỗ Kỷ bị "trượt" xét hồ sơ vì có đơn thư mà còn bởi danh sách đợt 1 gồm 77 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND "vắng bóng" những cái tên nổi bật như: Chí Trung, Xuân Bắc, Thanh Loan,... dù có dấn ấn sâu sắc cả sân khấu và truyền hình.

Điều này khiến dư luận nhớ đến nhiều trường hợp nghệ sĩ từng từ chối danh hiệu NSND. Còn nhớ năm 2016, NSƯT Út Bạch Lan qua đời và đến năm 2017, nhân kỷ niệm một năm ngày mất của bà, chị Huỳnh Ngọc Hạnh – cháu ruột của cố nghệ sĩ đã lên tiếng cho biết việc từ chối truy tặng danh hiệu NSND của mẹ nuôi mình.

nghe-si-viet-tu-choi-nsnd-hai-chu-sau-nu-di-cung-ut-bach-lan-la-danh-hieu-lon-nhat-nhan-dan-trao-tang

 Năm 2016, NSƯT Út Bạch Lan qua đời vì bệnh ung thư gan. Năm 2017, gia đình cố nghệ sĩ chia sẻ đã từ chối làm hồ sơ xin truy tặng danh hiệu NSND cho bà vì cho rằng hai chữ "sầu nữ" gắn với Út Bạch Lan đã là danh hiệu lớn nhất mà nhân dân tặng cho bà.

 

"Lúc mẹ tôi còn sống danh hiệu này có thể sẽ là niềm hạnh phúc lớn đối với bà, vì những cống hiến của bà đối với sự nghiệp sân khấu cải lương, còn khi bà đã qua đời, mãi mãi về sau người đời nhắc đến hai chữ "sầu nữ" gắn với Út Bạch Lan. Đó là danh hiệu lớn nhất mà nhân dân tặng cho mẹ tôi. Do đó có một vài nơi yêu cầu gia đình tôi thực hiện việc làm thủ tục để xin truy phong danh hiệu NSND cho mẹ tôi đợt này, nhưng gia đình tôi đã cảm ơn và từ chối", chị Huỳnh Ngọc Hạnh từng chia sẻ nhiều năm trước.

 

Thời điểm đó, NSƯT Thanh Nguyệt cũng từng bày tỏ: "Chị Út có nhiều biệt danh để đời mà giới làm nghệ thuật chúng tôi đều mơ ước. Chị đã được khán giả gọi trìu mến bằng những danh hiệu: "sầu nữ", "đệ nhất đào thương", "vương nữ sương chiều", "bức trường thành vọng cổ"…theo tôi bấy nhiêu đó đủ để tự hào cho một đời nghệ sĩ".

 

NSƯT Út Bạch Lan (1935-2016), tên thật là Đặng Thị Hai. Bà thành danh trên sân khấu cải lương miền Nam từ những năm 1960 với vai cô lái đò trong vở "Tình tráng sĩ". Sau đó, bà gây tiếng vang, ghi dấu ấn qua các vai diễn trong nhiều vở tuồng nổi tiếng như: Nửa đời hương phấn, Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp thành Bát Đa... Bà được xem là nghệ sĩ gạo cội của làng cải lương, là "viên ngọc quý" với giọng hát và phong cách diễn mượt mà, trữ tình có một không hai.

Từ năm 1976 - 1986, Út Bạch Lan làm trưởng đoàn cải lương Long An, thời điểm này bà đã dìu dắt, nâng đỡ, chỉ dạy các nghệ sĩ trẻ để họ phấn đấu cho sự nghiệp nghệ thuật, trong đó có ba nghệ sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú: Mỹ Thu, Phương Hồng Thủy, Ngân Vương.

Hơn 60 năm gắn bó cùng sân khấu, ngoài những giải thưởng đạt được trong nghề, nữ nghệ sĩ được báo giới và khán giả ưu ái dành tặng các danh hiệu như "Đệ nhất đào thương", "Nữ hoàng vọng cổ", "Sầu nữ Út Bạch Lan"...

 

Thực tế, trước đó, năm 2015, NSND Kim Cương từng "gõ cửa" các cơ quan chức năng để đặt vấn đề vì sao đợt xét duyệt danh hiệu NSND lại không thể đặc cách cho 2 trường hợp mà theo bà là vô cùng xứng đáng, gồm: NSƯT Út Bạch Lan và NSƯT Minh Vương. 

 

"Về công lao đóng góp của 2 nghệ sĩ sân khấu cải lương này thì báo chí đã giới thiệu, phân tích rất sâu và kỹ. Họ là 2 ngôi sao lớn của sân khấu cải lương mà tên tuổi được đồng nghiệp kính trọng, công chúng trong và ngoài nước đều yêu mến. Tại sao những người được ngồi trong hội đồng xét duyệt lại không xem xét đề nghị đặc cách để trao tặng phần thưởng xứng đáng của nhà nước cho 2 nghệ sĩ này?", NSND Kim Cương đặt câu hỏi.

 

Khi các nghệ sĩ cùng trang lứa với nhau, cùng là ngôi sao một thời và cùng có vị trí trong lòng công chúng như nhau: Kim Cương, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy... đều đã được xét đặc cách trao tặng danh hiệu NSND, NSND Kim Cương thấy 2 đồng nghiệp còn lại của bà quá thiệt thòi nên đã gõ cửa nhiều nơi để "hỏi cho ra lẽ".

 

nghe-si-viet-tu-choi-nsnd-hai-chu-sau-nu-di-cung-ut-bach-lan-la-danh-hieu-lon-nhat-nhan-dan-trao-tangnghe-si-viet-tu-choi-nsnd-hai-chu-sau-nu-di-cung-ut-bach-lan-la-danh-hieu-lon-nhat-nhan-dan-trao-tang

 

Thực tế, năm 2015, NSND Kim Cương đã bày tỏ bức xúc khi đợt xét duyệt danh hiệu NSND năm đó lại không thể đặc cách cho 2 trường hợp mà theo bà là vô cùng xứng đáng: NSƯT Út Bạch Lan và NSƯT Minh Vương.

 

Nghệ sĩ Minh Vương thời điểm đó bày tỏ rất thất vọng về điều này: "Có thể chờ một vé vớt, đó là đến khi lìa đời như một vài đồng nghiệp. Lúc đó, các văn nghệ sĩ là bạn bè có mặt ở đám tang cùng ký tên vào đơn kiến nghị nhà nước truy tặng danh hiệu NSND cho tôi".

 

Khi đó, với vai trò thành viên trong hội đồng xét duyệt danh hiệu NSND/NSƯT, NSND Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM, nói: "Hội đồng chỉ xét duyệt trên cơ sở danh sách từ địa phương chuyển lên Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Nếu từ địa phương không có đề xuất đặc cách như đợt xét duyệt trước thì hội đồng cấp bộ không thể tự đặc cách".

 

Trong khi năm 2017, gia đình NSƯT Út Bạch Lan từ chối làm hồ sơ truy tặng danh hiệu NSND thì đến ngày 26/7/2018, Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lĩnh vực sân khấu đã họp để xem xét lại 46 trường hợp nghệ sĩ không đủ 90% số phiếu của hội đồng, trong đó có nghệ sĩ Minh Vương. Sau cuộc họp, trường hợp của giọng ca sinh năm 1949 đạt 90% số phiếu bầu. 

 

Và đến tháng 7/2019, chính phủ ban hành Nghị quyết số 54/NQ-CP về việc phong tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lần thứ 9. Trong danh sách lần này có sự xuất hiện của nghệ sĩ Minh Vương và nhiều nghệ sĩ khác.

 

nghe-si-viet-tu-choi-nsnd-hai-chu-sau-nu-di-cung-ut-bach-lan-la-danh-hieu-lon-nhat-nhan-dan-trao-tang

 

Trái với NSƯT Út Bạch Lan, sau 3 lần "trượt", đến năm 2019, nghệ sĩ Minh Vương đã được phong tặng NSND.

 

 

 

 

Theo GiaDinh