Dễ rước bệnh vì mì chính trong bún, phở, lẩu...

Hàng ngày chúng ta đang quá lạm dụng loại gia vị này, tự rước bệnh vào thân.

Bún, phở, lẩu nhiều mì chính nhất

Mặc dù mì chính (hay bột ngọt) được chứng nhận là loại gia vị thực phẩm an toàn như muối, tiêu, đường…Tuy nhiên, mì chính là loại gia vị được sử dụng với tần suất thường xuyên trong mỗi bữa ăn nên rất dễ sử dụng quá mức cần thiết. Theo các chuyên gia, ăn nhiều mì chínhthường không có lợi cho sức khỏe.

Đặc biệt, khi đi ăn ngoài hàng, những quán phở, bún, lẩu là những món ăn chứa nhiều mì chính nhất. Các chủ cửa hàng vì muốn tăng vị ngon, ngọt cho món ăn, họ thường cho rất nhiều mì chính và các loại gia vị khác vào. Do vậy, để tránh đưa lượng mì chính vào cơ thể quá nhiều, bạn nên lưu ý khi gọi món ăn nên dặn nhà hàng cho ít mì chính.

Bản chất mì chính là muối của axit glutamic, do vậy nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm rối loạn hoạt động của não, hủy hoại các điểm tiếp giáp của dây thần kinh ở não, gây mất trí nhớ.

Lượng dùng mì chính mỗi ngày được các chuyên gia khuyến cáo là không nên quá 6g (tương đương 1 thìa canh)/ngày cho một người cân nặng 50kg. Ủy Ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO) đã kết luận bột ngọt là an toàn với liều dùng hàng ngày là 0-120mg/kg.

Ngoài việc vô tình đưa lượng mì chính vào cơ thể quá nhiều thông qua các món ăn và các bữa ăn hàng ngày thì trong quá trình chế biến thức ăn, việc sử dụng mì chính không đúng cách cũng có thể biến món ăn thành chất độc hại.

de-ruoc-benh-vi-mi-chinh-trong-bun-pho-lau

Mì chính chỉ gây độc khi ở nhiệt độ trên 300 độ C.

Những sai lầm cần tránh

Thêm mì chính vào các món chua

Nhiều người thường có thói quen thêm gia vị mì chính vào các món chua nhưng mì chính khó hòa tan trong môi trường axit. Vì vậy thêm mì chính vào các món chua như nộm, gỏi, canh chua....không có lợi cho sức khỏe.

Thêm vào món trứng

Trong trứng có khá nhiều chất kết hợp với muối ăn khi chế biến sẽ tạo ra mì chính tinh khiết. Nếu bạn cho thêm mì chính vào món trứng sẽ gây ra tình trạng thừa mì chính không tốt cho sức khỏe.

Người bị hen suyễn, thể trạng yếu

Nếu ăn nhiều mì chính sẽ khiến các triệu chứng hen suyễn, nhức đầu, đỏ mặt, nôn mửa....nghiêm trọng hơn. Do vậy với những đối tượng này nên hạn chế sử dụng mì chính để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

Một số thông tin cho rằng nêm mì chính khi thức ăn đang sôi sẽ gây độc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, thông tin này cho rằng mì chính hòa tan ở nhiệt độ 70 - 90 độ C. Cho mì chính vào thức ăn nguội sẽ hòa tan kém, ngược lại cho mì chính vào thức ăn đang sôi hơn 100 độ C sẽ mất đi hương vị hình thành các hợp chất natri, pyroglutamate độc hại.

Tuy nhiên, ThS. Chu Quốc Lập (Nguyên Phó Cục trưởng Cục ATVSTP) cho rằng, thông tin này là không có cơ sở. Bởi lẽ, các nghiên cứu khoa học đã cho thấy mì chính chỉ bị mất tác dụng điều vị (mất vị umami) và biến đổi thành chất gây hại khi bị đốt cháy liên tục ở nhiệt độ trên 300 độ C trong 2 giờ. Cũng tại nhiệt độ và thời gian đó, các thực phẩm tự nhiên khác như thịt, cá, rau quả cũng đều bị cháy đen.

Trên thực tế, trong qua trình nấu nướng, đối với món canh, món luộc thì nhiệt độ sôi của nước chỉ khoảng 100 độ C; hay các món chiên, xào, rán thì nhiệt độ khoảng 115 – 130 độ C, mỡ lợn khoảng 150 độ C – 160 độ C, còn dầu ăn có nhiệt độ sôi khoảng từ 170 độ C – 200 độ C; và cao tối đa chỉ khoảng 260 độ C. Do đó, nhiệt độ nấu nướng thông thường hầu như không thể đạt đến được 300độ C.

Do vậy, những người nội trợ có thể yên tâm nêm mì chính vào bất kì thời điểm nào trong quá trình nấu ăn.

Theo Ngân Khánh (th)/Báo Gia đình & Xã hội