Đặt bát nước vào tủ lạnh mỗi ngày, thành quả sau 1 tháng sẽ khiến bạn mừng hơn trúng số

Nếu muốn tiết kiệm điện, bạn hãy tạo một thói quen đơn giản cho bản thân, đó chính là lấy một bát nước đặt vào ngăn đá tủ lạnh trước khi đi ngủ.

Không chỉ mùa hè hay những ngày nóng bức mà hiện nay tủ lạnh được dùng 24/24, kể cả vào mùa đông để việc bảo quản thực phẩm tươi sống, đồ ăn được lâu và tốt hơn. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến hóa đơn tiền điện tăng cao mỗi tháng. Vậy hãy thử đặt một bát nước vào tủ lạnh xem sao, bạn sẽ thấy điều bất ngờ vào cuối tháng đấy!

Trước khi ngủ, bạn hãy lấy một bát nước đặt vào ngăn đá tủ lạnh. Mọi người lưu ý phải thực hiện đúng thời gian là ban đêm thì mới có tác dụng.

dat-bat-nuoc-vao-tu-lanh-moi-ngay-thanh-qua-sau-1-thang-se-khien-ban-mung-hon-trung-so

Vào sáng ngày hôm sau, bạn hãy lấy bát nước đó ra rồi cất xuống ngăn mát. Nhớ lặp lại cách này mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.

Khi bạn hiểu được nguyên lý làm mát của tủ lạnh, bạn sẽ hiểu rõ ưu điểm của cách làm này. Vào ban đêm, tủ lạnh không sử dụng, để bát nước/hoặc khay nước vào ngăn đá thì khả năng làm lạnh sẽ nhanh và không tiêu hao điện năng lớn như ban ngày.

Khi để khay/bát nước đông đá trên ngăn mát, chúng sẽ tự rã đông dần dần cho đến khi tan hết. Từ đó cung cấp khí mát mà không cần phải dùng đến điện để làm mát ngăn bảo quản này. Vì vậy tủ lạnh sẽ không phải tiêu hao quá nhiều điện năng.

dat-bat-nuoc-vao-tu-lanh-moi-ngay-thanh-qua-sau-1-thang-se-khien-ban-mung-hon-trung-so

Ngoài ra, trong quá trình rã đông trong ngăn mát, bát nước này cung cấp nước "tươi" cho thực phẩm, khiến rau quả không bị héo nhanh, đỡ bị mất nước, duy trì được độ tươi ngon, kéo dài thời gian bảo quản, đạt được mục đích cao nhất là làm tươi thực phẩm trong thời gian dài hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau để tiết kiệm điện cho tủ lạnh:

1. Tủ lạnh cần phải đặt vào chỗ thông gió, thoáng mát

dat-bat-nuoc-vao-tu-lanh-moi-ngay-thanh-qua-sau-1-thang-se-khien-ban-mung-hon-trung-so

Theo các chuyên viên về điện lạnh, nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường chí ít là 10cm để bảo đảm thoát nhiệt. Muốn không khí lưu thông xung quanh tủ lạnh và để chống ẩm, người tiêu dùngcó thể kê tủ cách mặt đất hơn 5cm. Bởi nhiệt độ xung quanh truyền vào tủ lạnh nhiều sẽ ảnh hưởng khả năng tản nhiệt, điện hao nhiều hơn.

2. Hạn chế đóng mở cửa tủ

Khí lạnh sẽ thoát hơi khi cửa tủ mở và tủ lạnh phải tốn nhiều điện hơn để làm lạnh lại từ đầu. Vậy nên người dùng không nên mở tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật sát.

Nhưng với sự phát triển của công nghệ, tủ lạnh của Beko đã khắc phục được việc đóng mở cửa tủ này. Với công nghệ DoorAssist, cửa tủ lạnh không chỉ được mở bằng sự trợ giúp của cảm biến trên tay cầm mà còn có thể tự động đóng lại trong vòng 3 giây để đảm bảo không lãng phí năng lượng.

3. Đừng cố nhồi nhét thức ăn vào tủ lạnh

dat-bat-nuoc-vao-tu-lanh-moi-ngay-thanh-qua-sau-1-thang-se-khien-ban-mung-hon-trung-so

Nếu thực phẩm trữ lạnh nhiều, khi cho vào tủ lạnh phải sắp xếp có tính toán, chừa các khoảng cách để khí lạnh đối lưu, lượng điện hao tổn giảm xuống. Không nên để thực phẩm bít kín "họng" thổi hơi lạnh ra hoặc chất quá nhiều – ken kín các ngăn trong tủ. Các loại thịt, cá tươi sống... nên cho vào các hộp bằng thép hoặc inox thay thế cho hộp nhựa, bởi tính dẫn lạnh của kim loại nhanh hơn, thời gian làm lạnh rút ngắn, ít hao điện.

4. Điều chỉnh nhiệt độ

Ở ngăn mát nhiệt độ nên đặt là từ mức nhiệt 1,7 - 5 độ C, với ngăn đá thì mức nhiệt độ phù hợp là từ -18 đến 0 độ C. Đối với ngăn thực phẩm tươi thì nhiệt độ thích hợp là từ 0 - 4 độ C.

Người dùng cũng nên tùy theo thời tiết mà tùy chỉnh tăng giảm nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp. Nếu trời nóng thì có thể giảm nhiệt độ tủ lạnh xuống và tăng nhiệt độ lên một chút khi thời tiết lạnh.

5. Không để đồ ăn dựa sát vào thành trong của tủ

Thường xuyên để thực phẩm tiếp xúc với phía trong cùng của tủ lạnh sẽ làm rau củ dễ bị hỏng, chưa kể là khiến tủ làm lạnh làm việc kém hiệu quả, dẫn đến tốn điện hơn. Hãy chú ý để thực phẩm cách ra một khoảng với phía trong của tủ lạnh.

6. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ

dat-bat-nuoc-vao-tu-lanh-moi-ngay-thanh-qua-sau-1-thang-se-khien-ban-mung-hon-trung-so

Vệ sinh tủ lạnh sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Các gia đình cần lưu ý lau sạch phần viền cao su ở cửa đóng mở giúp cửa đóng kín hơn, tránh hơi lạnh thoát ra ngoài làm tiêu hao điện năng. Thường xuyên vệ sinh máy ở các bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc, đổ khay chứa nước... để việc khuếch tán và trao đổi nhiệt diễn ra thuận lợi hơn, tránh hao tốn điện năng.

Cần thường xuyên vệ sinh tủ lạnh khoảng 1-2 tháng/lần để tủ lạnh hoạt động ổn định, tiết kiệm điện tốt hơn. Mỗi năm 1 lần người tiêu dùng nên kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy, nếu thiếu gas phải bổ sung kịp thời, nếu không, đây chính là nguyên nhân gây tiêu tốn điện năng.

Theo GiaDinh