5 dấu hiệu gan của bạn đang 'kêu cứu', cần thải độc ngay sau Tết

Sau Tết, có nhiều nguyên nhân khiến cho gan bị nhiễm độc đó là ăn nhiều đồ ngọt, các thực phẩm chứa nhiều chất béo, uống rượu bia nước ngọt, thức khuya dậy muộn...

Gan là bộ phận nằm ngay dưới khung xương sườn ở phía bên phải bụng của bạn. Gan có vai trò cần thiết để tiêu hóa thức ăn và loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

Ngày Tết, lịch sinh hoạt bị đảo lộn, thức khuya, dậy muộn, ăn uống dư thừa chất, quá chén...  khiến cho gan phải làm việc gấp hai, ba lần bình thường dẫn đến "quá tải", gan nhiễm độc.

Theo các chuyên gia y tế, sau Tết, cơ thể nếu có dấu hiệu sau đây có nghĩa là gan đang cần được thải độc, nghỉ ngơi.

5-dau-hieu-gan-cua-ban-dang-keu-cuu-can-thai-doc-ngay-sau-tet

Ảnh minh họa

5 dấu hiệu cảnh báo gan đang quá tải, cần thải độc ngay

Rối loạn tiêu hóa

Gan có chức năng tiết ra dịch mật để tiêu hóa thức ăn, nếu gan bị tổn thương, nhiễm độc thì việc sản xuất dịch mật tiêu hóa bị trì hoãn, từ đó dẫn đến các bệnh lý ban đầu như đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn và nôn, sợ mỡ, táo bón, phân bạc màu…

Bác sĩ khuyến cáo, nếu có dấu hiệu trên cần xét nghiệm chức năng gan để xem xét có vấn đề bất thường hay không nếu bạn bị các triệu chứng trên thường xuyên.

Hơi thở có mùi

Việc vệ sinh răng miệng là thói quen hàng ngày của mỗi người nhưng nếu vệ sinh thường xuyên mà hơi thở vẫn bị hôi khó hiểu, tình trạng càng ngày càng tệ thì bạn nên đi khám vì đây là dấu hiệu cơ thể bạn đang nhiễm độc, hay gan đang bị nhiễm độc lưu huỳnh nặng.

Da mẩn đỏ

Do chức năng gan bị suy giảm nên việc thải độc, thanh lọc bị kém đi và làm cho độc tố tích tụ. Những chất độc này xâm nhập vào da, làm kích ứng làn da, hình thanh mẩn đỏ, mề đay, da bị ngứa râm ran, hoặc gây mụn nhọt. Vì vậy, những ai hay bị mụn nhọt , dị ứng hay mề đay thường xuyên bởi gan đang có vấn đề, nó cần được chăm sóc nhiều hơn.

Đau tức hạ sườn phải

Tình trạng bạn hay bị đau tức hạ sườn phải thường xuyên hay cách ngày là do gan đang bị yếu đi, sưng lên làm cho vỏ Gibson's Capsule bị kéo căng, đây là nơi chứa nhiều dây thần kinh nhất nên khi bị căng ra sẽ làm cơn đau dồn dập, làm bệnh nhân thấy khó chịu, đau đớn.

Ngoài ra, gan bị nhiễm độc còn làm rối loạn chức năng của túi mật nằm ở gần gan, ấn nhẹ vùng bụng sẽ thấy đau tức.

Vàng mắt, vàng da

Gan nhiễm độc trong thời gian dài làm suy gan, khiến lượng sắc tố bilirubin tích tụ trong máu. Chất này có thể ngấm vào các mô như da và mắt làm chúng chuyển sang màu vàng. Cụ thể, bilirubin là các hồng cầu già, bị vỡ và được xử lý tại gan. Tuy nhiên khi gan nhiễm độc, tế bào gan bị tổn thương và hủy hoại làm bilirubin không được thu nhận, đào thải, kết quả bị ứ trong máu và tích tụ tại niêm mạc khiến vùng dưới da và lòng trắng của mắt chuyển màu vàng.

5-dau-hieu-gan-cua-ban-dang-keu-cuu-can-thai-doc-ngay-sau-tet

Ảnh minh họa

6 bước giải độc và chăm sóc gan hiệu quả

 - Để lá gan khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Hằng này cần uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam, chanh để tăng lượng nước và sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi người lớn cần uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Không sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá.

- Không ăn nhiều đồ béo như chiên rán, quay, đồ ăn nhanh; không sử dụng thực phẩm chứa chất độc hại.

- Xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Mỗi ngày cần tập luyện ít nhất 30 phút, các bài tập từ chạy bộ, đi bộ, đạp xe... đều rất tốt cho gan.

- Ngủ đủ giấc, 7-8 tiếng một ngày để gan được nghỉ ngơi, hồi phục.

- Không lạm dụng thuốc, phải sử dụng thuốc đúng chỉ định cần tân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, thực hiện khám sức khỏe định kỳ.

- Ngoài ra, khi có biểu hiện bất thường cân tới cơ sở y tế chuyên khoa gan mật để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Theo GiaDinh