Vùng này ở Việt Nam có loài cá biết leo cây, chạy nhảy được xếp vào loại những đặc sản kỳ lạ nhất

Liệu có thật sự có một loài cá biết leo cây thật hay không? Và chúng đặc sắc đến mức nào mà trở thành đặc sản?

Cá leo cây còn được gọi là cá thòi lòi hay cá lác ngoách là loài cá không còn lạ lẫm đối với những người dân ven biển vùng bùn đất ngập mặn như Cần Giờ, Nhơn Trạch, Gò Công, Bạc Liêu, Cà Mau và vùng biển phía bắc Ninh Bình.

vung-nay-o-viet-nam-co-loai-ca-biet-leo-cay-chay-nhay-duoc-xep-vao-loai-nhung-dac-san-ky-la-nhat

Đây là loài động vật lưỡng cư, có thể bò nhanh trên mặt đất, leo cây và di chuyển trên mặt nước với tốc độ khoảng 30km/h. Chúng sống nhiều ở vùng đất ngập mặn, bùn lầy ven biển. Loài cá này có hình thù gần giống với cá bống sao nhưng da xù xì và hai mắt lồi to trên chóp đầu. Chính vì đặc điểm nhận diện này nên dân gian mới đặt tên cho chúng là "cá bống thòi lòi".

vung-nay-o-viet-nam-co-loai-ca-biet-leo-cay-chay-nhay-duoc-xep-vao-loai-nhung-dac-san-ky-la-nhat

Cá thòi lòi khá hung dữ, miệng đầy răng nanh, răng hàm trên xếp thành hai hàng, hàm dưới xếp một hàng, đôi mắt to và đặc biệt là hai chiếc vây tựa như hai cánh tay giúp chúng trườn dễ dàng trên đất bùn.

Cá thòi lòi có đầu hình trụ, hai mắt lồi phía trên nên tầm quan sát của chúng rất rộng. Chúng hô hấp bằng phổi và có thể thở trên cạn nhưng khi dưới nước thì dùng mang và thường ra khỏi hang khi có ánh nắng lên.

vung-nay-o-viet-nam-co-loai-ca-biet-leo-cay-chay-nhay-duoc-xep-vao-loai-nhung-dac-san-ky-la-nhat

Những ai đã từng nghe đến loài cá dị hình này thì khi tận mắt chứng kiến cảnh chúng đi lại, chạy nhảy, thậm chí leo lên cây đều phải trầm trồ thán phục. Dựa vào đặc điểm di chuyển như thế nên người phương Tây gọi chúng là loài "cá đi bộ" và Tổ chức Sinh vật thế giới xem là một trong 6 loài vật "kỳ lạ nhất hành tinh".

Cá thòi lòi rất tinh ranh và nhanh nhẹn trong việc trốn thoát trước sự tấn công của kẻ thù. Thông thường, khi nước ròng thì cá thòi lòi chui vào hang trú ẩn và nước lớn thì ra ngoài kiếm ăn.

vung-nay-o-viet-nam-co-loai-ca-biet-leo-cay-chay-nhay-duoc-xep-vao-loai-nhung-dac-san-ky-la-nhat

Để bắt cá thòi lòi, ngư dân vùng Đất Mũi Cà Mau thường thụt hang (đào hang) hay cắm câu vào ban ngày, soi đèn vào ban đêm. Cá thòi lòi khi bị soi đèn vào mắt sẽ bất động nên rất dễ bắt. Nhưng phổ biến nhất và hiệu quả nhất là dùng sà vi (được làm bằng lá dừa nước, hình dáng như một chiếc lọp) đặc vào miệng hang.

Sau một thời gian lẩn trốn, cá thòi lòi bò ra ngoài và sẽ vào ngay chiếc sà vi ấy. Cứ thế, người ta mở sà vi ra rồi bắt cá đem về. Cá thòi lòi thông thường cá có trọng lượng 100 gam đến 200 gram/con.

vung-nay-o-viet-nam-co-loai-ca-biet-leo-cay-chay-nhay-duoc-xep-vao-loai-nhung-dac-san-ky-la-nhat

Thịt cá thòi lòi săn chắc, mềm và thơm ngon. Đây là một trong những đặc sản của vùng rừng ngập mặn Cà Mau. Cá thòi lòi được chế biến ra nhiều món ăn ngon như nướng lào, nướng muối ớt, kho tiêu, nấu lẩu chua, chiên xù… Cá thòi lòi đã trở món ăn phổ biến khắp làng quán bình dân hay sang trọng tại vùng đất tận cùng Tổ quốc.

vung-nay-o-viet-nam-co-loai-ca-biet-leo-cay-chay-nhay-duoc-xep-vao-loai-nhung-dac-san-ky-la-nhat

Ngày nay, khi du lịch ngày một phát triển hơn, cá thòi lòi cũng được ưa chuộng hơn rất nhiều, trở thành một trong những đặc sản có tiếng, mang nét rất riêng của vùng đất miền Tây nói chung và Cà Mau nói riêng. Cá thòi lòi khô hiện được bán ra thị trường với giá khoảng 350.000 – 400.000 đồng/kg.

Dùng đầu cá để trang trí khiến hình thù của món này trở nên đáng sợ, nhìn chẳng khác gì "quái vật ngoài hành tinh" hay xuất hiện trên phim

Theo GiaDinh