'Vua cá tra' Hùng Vương còn lại gì sau nhiều lần 'bán con'?

Dù liên tục thoái vốn tại nhiều công ty con nhưng nợ phải trả của Hùng Vương vẫn tiếp tục phình to. Tổng vay nợ tài chính của HVG còn 3.088 tỷ đồng, chiếm 35% tổng nguồn vốn.

Mới đây, CTCP Hùng Vương (mã CK: HVG) của "Vua cá tra" Dương Ngọc Minh đã gửi văn bản tới Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo về việc bán 3.213.000 cổ phiếu HVG, tương đương 51% vốn cổ phần tại CTCP Hùng Vương Sông Đốc.

Tính đến ngày 31/3/2019, CTCP Hùng Vương Sông Đốc là 1 trong số 9 công ty con trực tiếp và 1 công ty con sở hữu gián tiếp của thủy sản Hùng Vương. Như vậy, đây không phải lần đầu Công ty Hùng Vương của đại gia Dương Ngọc Minh bán các khoản đầu tư.

Được biết, năm 2018, Hùng Vương đã phải giải thể và bán đất tại CTCP Địa ốc An Lạc, chuyển nhượng cổ phần tại Thực phẩm Sao Ta, Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng, chấp nhận bán kho lạnh 2 Tân Tạo...

vua-ca-tra-hung-vuong-con-lai-gi-sau-nhieu-lan-ban-con

Thủy sản Hùng Vương gửi văn bản tới Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) về việc bán 3.213.000 cổ phiếu HVG.

Trong đó, thoái vốn CTCP Thực phẩm Sao ta (tỷ lệ sở hữu 100%), thu hồi 487 tỷ đồng, lãi 213 tỷ đồng. Công ty cũng thoái vốn CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (sở hữu trên 50%), đã thu hồi 501 tỷ đồng (tương ứng 40%), lãi 187 tỷ đồng. Mặc dù đẩy mạnh việc bán tài sản nhưng Hùng Vương vẫn gặp nhiều khó khăn.

Kết thúc quý 1 niên độ 2018-2019, doanh thu HVG giảm mạnh xuống mức 1.345 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ giá vốn tương ứng giảm 56% nên kết quả lợi nhuận gộp vẫn tăng đáng kể lên 155 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái là 370 triệu đồng).

‘Vua cá tra’ Hùng Vương còn lại gì sau nhiều lần ‘bán con’?

Tính đến 31/3/2019, Hùng Vương có 8.827 tỷ đồng tài sản, trong đó có 6.991 tỷ đồng tài sản ngắn hạn và 1.809 tỷ hàng tồn kho. So với thời điểm đỉnh cao, quy mô tài sản của Hùng Vương giảm gần 50%.

Cũng tính đến thời điểm này, Hùng Vương có 5 công ty liên kết và một công ty liên doanh với giá trị còn lại là 672 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm do lỗ liên kết 109 tỷ đồng. Quy mô tài sản sụt giảm, nợ phải trả của Hùng Vương vẫn tiếp tục phình to. Tính đến cuối tháng 3/2019, nợ phải trả của Hùng Vương tăng thêm khoảng 200 tỷ đồng (1/10/2018). Nợ ngắn hạn 6.481 tỷ, chiếm 93% tài sản ngắn hạn và nợ dài hạn là 149 tỷ đồng. Tổng nợ vay tài chính của HVG mặc dù giảm nhưng vẫn còn khoảng 3.088 tỷ, chiếm 35% tổng nguồn vốn.

Ngoài ra, khoản nợ ngắn hạn của Hùng Vương tại ngân hàng 2.969 tỷ đồng. Trong đó, vay nhiều nhất tại BIDV với hơn 1.935 tỷ đồng, kế tiếp là Vietcombank với 602 tỷ đồng, HDBank 170 tỷ đồng.

Theo VietQ