Vụ ly hôn của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ: Không phải con cũng không phải vì tiền

Những ngày gần đây, vụ xử ly hôn của cặp vợ chồng doanh Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Hoàng Diệp Thảo lại một lần nữa làm nóng dư luận. Nhiều ý kiến khen chê, phản đối, bênh vực trái chiều trong dư luận chỉ với một câu nói của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã trở thành Hot Tren trên mạng xã hội: Tiền nhiều để làm

Chỉ một câu nói nhưng cảm nhận ở mỗi người lại hoàn toàn khác nhau. Người cho rằng bà Thảo quá tham vọng quyền lực, bằng mọi giá đòi bằng được số cổ phần lớn ở công ty Trung Nguyên, người lại mỉa mai ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói một đằng làm một nẻo, trong khi nói tiền không là gì nhưng kiên quyết không chấp nhận chia phần tài sản tại công ty cho vợ con theo yêu cầu của bà Thảo.

Đằng sau những ý kiến trái chiều chỉ từ một câu nói của ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho thấy bản chất câu chuyện ly hôn giữa cặp vợ chồng này chưa được hiểu rõ. Các chuyên gia tâm lý nhìn nhận vụ việc này như thế nào? Trong mối quan hệ hôn nhân của cặp vợ chồng này, ai đúng ai sai?

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý tình cảm 1088 (Hà Nội) cho rằng, sở dĩ có những luồng ý kiến trái chiều như ta đã thấy là do quan niệm cũng như nhận thức ở mỗi người mỗi khác. Không những vậy, nhiều người thậm chí còn chưa xem đầy đủ những lời đối chất của cặp vợ chồng này tại phiên tòa mà chỉ đọc qua những lời trích dẫn không đầy đủ nhưng đã vội đưa ra kết luận.

Để hiểu rõ bản chất câu “Tiền nhiều để làm gì” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ thì phải hiểu đúng trong ngữ cảnh ông đang nói tới điều gì và nói về cái gì. Do vậy cần phải nghe hết đoạn hội thoại của hai người tại phiên tòa hôm đó.

vu-ly-hon-cua-doanh-nhan-dang-le-nguyen-vu-khong-phai-con-cung-khong-phai-vi-tien
Ông chủ cà phê Trung Nguyên đau khổ nói những lời gan ruột với vợ tại tòa án. Ảnh Internet

Theo chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa, nếu suy xét thật kỹ những lời của ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại tòa thì có những điểm lưu ý đặc biệt cho thấy rõ mối quan hệ của hai người như sau:

1. “Mình đã sai rồi thì đừng bao giờ đưa tụi nó vào trong cái chuyện gọi là tranh chấp…Nuôi con mà thiếu tình người… Nuôi con cũng như Trung Nguyên. Cô nuôi 3 năm không lên ký nào”. Những lời này của ông Vũ trách bà Thảo đã kéo con vào những việc làm sai trái (ly hôn) của bố mẹ. Ông cho rằng bà Thảo nuôi con như vậy là thiếu tình người. Ông ví việc đó cũng giống như việc bà Thảo nuôi công ty 3 năm không lên ký nào (có nghĩa là bà Thảo điều hành công ty Trung Nguyên 3 năm không phát triển được gì - PV).

2. “Tuổi của tôi không còn nhiều. Tôi không quan tâm đến tiền. 20 năm nay, số tiền nó lớn lắm, các ngân hàng chỉ ra trong đây chỉ là bề nổi”: Những câu này của ông Vũ cho thấy tiền của vợ chồng ông rất nhiều.

3. .. “Trong hơn 20 năm, Qua không hề đụng tới một cái gì hết, tài khoản, két sắt, tất cả mọi thứ. Tiền bạc đâu có thiếu, nhà này thiếu đạo lý, thiếu trật tự, thiếu sự trên dưới, thiếu tình người”: Những câu này ông Vũ có ý nói gia đình ông Vũ không thiếu tiền, vợ con ông Vũ không thiếu tiền nhưng nhà ông thiếu trật tự, thiếu sự trên dưới.

4. “Cô ấy muốn lấy cái gì thì lấy, để Qua phát triển Trung Nguyên”: Ý đầy đủ là ông Vũ muốn nói rằng vợ ông muốn lấy bao nhiêu tài sản cũng được nhưng đừng dính dáng gì đến việc phát triển Trung Nguyên nữa.

5. “Ra tòa đòi cái không phải của mình, có giành cũng không được, pháp luật không cho phép, lòng người, đạo trời cũng không cho phép: Ý nói việc bà Thảo quyết đòi thêm số cổ phần ở Trung Nguyên là bà Thảo đang đòi thứ không phải là của bà ấy.

Với những phân tích chi ly như ở trên cho thấy, mấu chốt của việc xung đột trong tranh chấp giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Hoàng Diệp Thảo ở đây có thể hiểu là bà Thảo muốn được chia số cổ phần lớn ở Công ty Trung Nguyên, mục đích là để bà tiếp tục nắm giữ vai trò lãnh đạo ở công ty này. Nhưng ông Vũ thì kiên quyết không đồng tình với việc bà Thảo tham gia điều hành Trung Nguyên. Ông Vũ cho rằng, Trung Nguyên là linh hồn của ông, là đứa con tinh thần của ông và ông là người sẽ phát triển nó mà không muốn có sự dính dáng gì tới bà Thảo.

Thế nên, câu chuyện ly hôn của cặp vợ chồng doanh nhân này được hiểu là không phải vì con, không phải vì tiền mà là vì Trung Nguyên. Nếu ai đã từng hiểu một Đặng Lê Nguyên Vũ, một chàng sinh viên nghèo mang trong mình nhiều hoài bão đến ý tưởng “cà phê Trung Nguyên” như thế nào thì sẽ hiểu vì sao ông Vũ lại kiên định với việc bảo vệ Trung Nguyên. Và một khi hiểu Trung Nguyên có ý nghĩa lớn lao với ông Vũ như thế nào thì cũng sẽ hiểu vì sao ông Vũ đã phải đau khổ khi đứng giữa sự giằng xé gia đình và sự nghiệp, giữa vợ con và đứa con tinh thần của ông.

Rất dễ hiểu bởi với tâm lý chung của đàn ông, trong 100 người thì dễ có đến gần 99% người sẽ chọn sự nghiệp, còn gia đình dường như gắn liền với sự nghiệp của họ hoặc không.

Theo GiaDinh