Vì sao tháng 2 thường chỉ có 28 ngày: Biết lý do khiến nhiều người ngỡ ngàng

Tháng Hai chỉ có 28 hoặc 29 ngày nếu là năm nhuận trong khi mỗi tháng Dương lịch đều có từ 30 đến 31 ngày. Vì sao lại như vậy?

Vì sao tháng 2 thường có 28 ngày: Lý giải theo tâm linh

vi-sao-thang-2-thuong-chi-co-28-ngay-biet-ly-do-khien-nhieu-nguoi-ngo-ngang

Lịch đặt theo chu kỳ của mặt trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng được chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa nên Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này, giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để cho 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời.

Hiện nay, gần như toàn bộ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều sử dụng lịch Gregorian (hay lịch dương) như một cách chính thức để xác định thời gian. Chúng ta thường nghĩ rằng việc chia một năm thành 12 tháng là quy luật cố định từ trước đến nay, nhưng thực tế thì lại khác xa như vậy.

Trước khi lịch Gregorian ra đời, lịch Julius đã được sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ cho đến tận năm 1927. Thậm chí, trước đó còn có cả lịch La Mã.

Lịch La Mã ban đầu chỉ chia một năm thành 10 tháng dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng. Nếu so sánh với lịch hiện nay, 10 tháng đó sẽ rơi vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 12, còn khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 sẽ không được đặt tên.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này là vì khoảng thời gian 2 tháng đầu năm là mùa đông, thời tiết lạnh giá khiến các loại cây trồng không thể phát triển và cho ra sản phẩm. Chính vì thế mà khoảng thời gian này được xem là không cần thiết.

Đến khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, Vua La Mã Numa Pompilius đã quyết định bổ sung thêm 2 tháng mới vào lịch là tháng 1 và tháng 2 để đủ 12 chu kỳ trăng của một năm.

Năm 46 trước Công nguyên, Thống soái La Mã Julius César khi định ra lịch dương đã quy định mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ, có 31 ngày; tháng chẵn là tháng thiếu, có 30 ngày. Tháng Hai là tháng chẵn, lẽ ra cũng phải có 30 ngày. Tuy nhiên, nếu tính như vậy thì một năm không phải có 365 ngày mà là 366 ngày, do đó người ta buộc phải tìm cách bớt đi một ngày trong mỗi năm.

Khi đó, theo tập tục của La Mã, rất nhiều phạm nhân bị tuyên án tử hình và đều phải chấp hành hình phạt vào tháng Hai, khiến mọi người cho rằng tháng đó không may mắn. Do vậy, người ta quyết định bớt đi một số ngày của tháng Hai với mục đích để "tháng đen đủi" này qua nhanh hơn.

Lịch này sau đó được gọi là lịch Julius, theo tên người đặt ra nó. Sau khi Vua Augustus lên nắm quyền, lịch bị thay đổi. Đầu tiên, Augustus phát hiện ra Julius Cesar sinh vào tháng 7 - một tháng đủ, có 31 ngày, trong khi Augustus lại sinh ra vào tháng 8 - một tháng thiếu, chỉ 30 ngày. Để thể hiện uy quyền của mình, Augustus đã đổi tháng 8 thành 31 ngày.

Sự thay đổi này khiến tháng 9 và 11 ban đầu là tháng đủ bỗng thành tháng thiếu. Tương tự, tháng 10 và 12 ban đầu là tháng thiếu lại sửa thành tháng đủ. Ngoài ra, số ngày trong năm cũng tăng thêm một ngày. Cuối cùng, tháng 2 đen đủi lại bị cắt bớt một ngày nữa, chỉ còn 28 ngày.

Cứ 4 năm, tháng Hai mới có một lần 29 ngày do quy luật năm nhuận.

Vì sao tháng 2 thường có 28 ngày: Lý giải theo khoa học

vi-sao-thang-2-thuong-chi-co-28-ngay-biet-ly-do-khien-nhieu-nguoi-ngo-ngang

Lịch Gregorian (hay lịch dương) là bộ lịch được sử dụng chính thức hiện nay

Theo một cách giải thích khác, từ tài liệu thu thập được từ các nhà khảo cổ, người ta kết luận rằng Romulus – vị vua đầu tiên của thành Rome - chính là người nghiên cứu về Mặt trăng và ban hành một loại lịch theo Mặt trăng - giống với âm lịch nhưng chỉ có 10 tháng, bắt đầu từ tháng Ba và kết thúc với tháng 12. Người ta đặt tên các tháng theo tiếng La Mã như sau: Martius: 31 ngày, Aprilius: 30 ngày, Maius: 31 ngày, Junius: 30 ngày, Quintilis: 31 ngày, Sextilis: 30 ngày, September: 30 ngày, October: 31 ngày, November: 30 ngày, December: 30 ngày. Một năm có tổng cộng 304 ngày.

Chu kỳ quay quanh Mặt trời của Trái đất thông thường là 365 ngày, như vậy sẽ có một khoảng thời gian hơn 60 ngày không được đo đếm bởi lịch trên. Đến năm 731 TCN, hoàng đế Numa Pompilius nhận thấy điều này là cực kỳ ngớ ngẩn nên quyết định bổ sung tháng Một và tháng Hai, mỗi tháng có 28 ngày cho đúng 12 chu kỳ Mặt trăng. Mỗi năm có 360 ngày, và tháng Hai chính là tháng cuối cùng, được coi là "em út".

Do lịch này chưa hoàn hảo trong việc đo đếm thời gian nên đến năm 45 TCN, Julius Caesar mới thay đổi.

Có nguồn tài liệu ghi rằng ban đầu theo cách tính lịch của Caesar, tháng 2 có 29 ngày và mỗi 4 năm nó được thêm 1 ngày thành 30 ngày, tức là không có chênh lệch lớn với các tháng khác. Tuy vậy, sau này khi các tháng được đặt tên lại, ngày thứ 29 của tháng 2 được chuyển sang tháng 8 do tháng 8 (August) được đặt theo tên của Augustus (Hoàng đế sáng lập đế chế La Mã), để cho tháng đó có độ dài tương đương với tháng 7 (July) đặt theo tên của Julius Caesar.

Theo GiaDinh