Từ 30/3: Người ăn mặc phản cảm có thể bị cảnh sát từ chối làm việc

Lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội từ chối làm việc đối với người có biểu hiện say rượu, ăn mặc phản cảm...

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 15/2020 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính (QLHC) về trật tự xã hội. Văn bản này có hiệu lực từ 30/3.

tu-30-3-nguoi-an-mac-phan-cam-co-the-bi-canh-sat-tu-choi-lam-viec

Cảnh sát làm nhiệm vụ có thể từ chối làm việc đối với người có biểu hiện say rượu, dùng chất kích thích, ăn mặc phản cảm hoặc có lời nói, hành vi không chuẩn mực.

Điều 13 của Thông tư nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân và yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp giấy tờ ngoài quy định.

Người thực thi công vụ cũng không được hứa hẹn, thỏa thuận nhận tiền hoặc tài sản, lợi ích vật chất hay phi vật chất khác để giải quyết thủ tục hành chính. 

Ngoài ra, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội bị cấm lợi dụng công việc được giao để gây hại cho lợi ích của cá nhân, tổ chức; cấm cán bộ, chiến sĩ nhận đơn, thư và giải quyết việc công tại nhà riêng hoặc bên ngoài trụ sở.

Điều 12 của Thông tư cho phép cảnh sát làm nhiệm vụ từ chối làm việc đối với người có biểu hiện say rượu, dùng chất kích thích, ăn mặc phản cảm hoặc có lời nói, hành vi không chuẩn mực.

Thông tư này được áp dụng cho lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội các cấp, các đội CSGT, công an cấp xã khi giải quyết các thủ tục như: đăng ký tạm trú, tạm vắng; cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân; quản lý con dấu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo...

Theo GiaDinh