'Truyện Kiều' được PGS.TS Bùi Hiền chuyển thể thành Cuyện Kiều: Chỉ cần 10 phút, ai cũng có thể đọc vanh vách!

Sau nhiều ngày im hơi lặng tiếng, ngày 12/1 vừa qua, PGS.TS Bùi Hiền bất ngờ công bố kết quả chuyển thể tác phẩm "Truyện Kiều" sang bảng chữ cải tiến mới do ông đề xuất.

Ông cho biết phải mất 10 ngày để chuyển thể tác phẩm này sang ngôn ngữ cải tiến. Sở dĩ ông chọn "Truyện Kiều" để chuyển thể vì đây là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam.

“Tôi chọn tác phẩm này để chuyển thể ngôn ngữ nhằm thử nghiệm cho công trình nghiên cứu của mình bởi trước đó, bản chuyển đổi của tôi chỉ vỏn vẹn trong một trang giấy”, PGS. giải thích.

Một số câu thơ điển hình trong "Truyện Kiều" được PGS.TS Bùi Hiền chuyển thể như sau:

“Căm năm cow kõi wười ta,

Cữ tài cữ mệnh xéo là gét nhau.

Cải kua một kuộk bể zâu,

Nhữw diều côw qấy mà dau dớn lòw”.

Còn đây là những câu thơ trong bản gốc của đại thi hào Nguyễn Du:

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

truyen-kieu-duoc-pgs-ts-bui-hien-chuyen-the-thanh-cuyen-kieu-chi-can-10-phut-ai-cung-co-the-doc-vanh-vach

Một phần "Truyện Kiều" được PGS.TS Bùi Hiền chuyển thể - Ảnh: Internet

Trao đổi với các cơ quan báo chí, PGS.TS Bùi Hiền cho biết ông đã dành gần 300 tiếng đồng hồ để chuyển thể 3.254 câu thơ lục bát của "Truyện Kiều" sang ngôn ngữ “tiếw Việt”.

Mặc dù đã chuyển toàn bộ tác phẩm sang bảng chữ cái mới nhưng ông khẳng định nội dung, tư tưởng thẩm mỹ ban đầu của "Truyện Kiều" không hề bị phá vỡ.

“Truyện Kiều ban đầu được viết bằng chữ Nôm, sau đó mới chuyển qua chữ quốc ngữ như hiện nay. Giờ đây, tôi muốn chuyển sang chữ cải tiến thì các giá trị về nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm vẫn giữ nguyên chứ không thay đổi”, vị PGS. khẳng định.

Ông còn khẳng định, chỉ cần 10 đến 15 phút nghiên cứu 10 âm vị thuộc bảng chữ cái mới là độc giả có thể đọc được tác phẩm "Cuyện Kiều" do ông chuyển thể.

truyen-kieu-duoc-pgs-ts-bui-hien-chuyen-the-thanh-cuyen-kieu-chi-can-10-phut-ai-cung-co-the-doc-vanh-vach

Tác giả Bùi Hiền cho biết ông đã mất hơn 300 giờ để hoàn thành việc chuyển thể "Cuyện Kiều" - Ảnh: Internet

Cuối năm 2017, PGS.TS Bùi Hiền đã khiến dư luận tranh cãi kịch liệt khi công bố liên tiếp hai phần nghiên cứu về việc cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt thành “tiếw Việt”.

Theo đó, các âm vị được chuyển đổi như sau:

ch, tr = Cc /chờ/ ; đ = Dd /đờ/; ph = Ff /phờ/ ; c,k,q = Kk /cờ/ ; nh = NH nh /nhờ/(tạm thời); th = Qq /thờ/ ; s, x = Ss /sờ/ ; ng, ngh = Ww /ngờ/ ; kh =Xx /khờ/ ; d, gi, r = Zz /dờ/.

PD (Tổng hợp)

Theo Phụ nữ và sức khỏe

-------------------

Xem thêm:

PGS Bùi Hiền: "Nếu ai dùng chữ của tôi để xỏ xiên, chế nhạo tôi sẽ kiện"

Kể từ ngày tôi được cấp giấy chứng nhận là tác giả và chủ sở hữu của tác phẩm “Bài viết cải tiến chữ quốc ngữ”, nếu ai dùng chữ của tôi để xỏ xiên, chế nhạo tôi sẽ kiện.

"Bài viết về cải tiến chữ quốc ngữ" - tác phẩm gây tranh cãi của PGS Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) được Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả ngày 29/12/2017. 

PGS Bùi Hiền cho biết, đăng ký bản quyền không nhằm ngăn cản người khác sử dụng thành quả nghiên cứu 40 năm của mình, ngược lại ông rất vui nếu công trình được sử dụng vì những mục đích chính đáng. 

Theo PGS Bùi Hiền, công trình của ông là bản chữ cái duy nhất trên thế giới đạt được trình độ 1 âm 1 chữ, 1 chữ 1 âm mà có thể ghi lại toàn bộ tiếng nói của dân tộc.

PGS Bùi Hiền:

 PGS Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội)

“Tôi thấy công trình của tôi có nhiều ưu điểm, rất dễ học, hoàn chỉnh bởi thế mà nhiều người thực hành chữ của tôi rất nhanh. Tuy vậy, có những người lại lợi dụng, dùng chữ của tôi để làm thơ, hát chế xỏ xiên, chửi chế độ.

Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi và gia đình. Do đó, kể từ ngày tôi được cấp giấy chứng nhận là tác giả và chủ sở hữu của tác phẩm “Bài viết cải tiến chữ quốc ngữ”, nếu ai dùng chữ của tôi để xỏ xiên, chế nhạo tôi sẽ kiện”, PGS Bùi Hiền nói.

“Bài viết cải tiến chữ quốc ngữ” được ông đăng ký chủ sở hữu chính là bản 16 trang A4 (cả phần một và phần hai của ý tưởng cải tiến chữ viết) được ông chính thức hoàn thiện và công bố vào cuối năm 2017.

Trước đó, ngày 12/1 PGS-TS Bùi Hiền cũng hoàn thiện việc dịch tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du từ chữ quốc ngữ sang chữ cải tiến.

Do sợ người đọc bỡ ngỡ với cách viết mới nên ông cẩn thận để cả phần chữ quốc ngữ đang được sử dụng và chữ cải tiến trong cùng một trang giấy.

Ông làm công việc này trong khoảng 10 ngày. Toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều” được chuyển thành “Cuyện Kiều” với tên tác giả cũng được “dịch” thành “Wuyễn Zu”, đã được ông in để tặng cho bạn bè thân thiết.

“Tôi biết sẽ có những người không đồng quan điểm về đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của tôi trước đó, nhưng đó là việc của họ.

Công việc nghiên cứu là quyền, là đam mê và sở thích của cá nhân tôi chứ không bắt ép ai phải tin hay dùng chữ cải tiến cả" PGS Bùi Hiền nói.

Tác giả bộ chữ cải tiến chữ quốc ngữ cho biết sau khi công bố tác phẩm, ông tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp mang tính xây dựng từ các nhà khoa học và công chúng để sửa đổi, hoàn thiện bộ chữ tiếng Việt.

Theo tieudung