Thức uống kích thích đường huyết tăng quá mức, dễ gây biến chứng tiểu đường

Người tiểu đường uống nước rất tốt nhưng không phải thức uống nào cũng phù hợp.

Uống đủ nước mỗi ngày là thói quen vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường vì nước giúp làm giảm mức đường huyết trong cơ thể và kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Ngoài ra, khi glucose và đường huyết tăng cao, cơ thể người tiểu đường thường có hiện tượng hút nước từ các mô. Điều đó khiến họ cảm thấy khát và có nhu cầu uống nước càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên không phải thức uống nào cũng phù hợp với người tiểu đường. Nước ép hoa quả là thứ ai cũng nghĩ rằng giàu vitamin, khoáng chất vì vậy có thể sử dụng thay thế cơm trắng để giảm cân, làm đẹp da. Xong thực tế việc uống quá nhiều nước ép hoa quả có thể khiến cho đường huyết của bệnh nhân tiểu đường tăng vọt.

Nước ép hoa quả - thức uống kích thích đường huyết 

Theo bác sĩ đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Học viện Quân Y): Để có một cốc nước ép hoa quả, bạn phải sử dụng 1 lượng hoa quả gấp nhiều lần so với lượng mà bạn ăn cả quả. Ví dụ bạn ăn một quả táo là đã no, nhưng để có một cốc nước ép bạn phải cần đến 3 quả táo, do đó lượng đường bạn đã tiêu thụ sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Hơn nữa, trong nước ép có tỉ lệ chất xơ rất thấp, hoặc gần như bằng không. Tỉ lệ đường/chất xơ có liên quan mật thiết đến chỉ số đường huyết (GI). Cùng một lượng đường, nhưng tỉ lệ chất xơ càng cao thì GI càng thấp, và ngược lại. 

"Khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm có chứa GI thấp thì đường huyết sẽ thay đổi từ từ, ổn định hoặc tăng không quá cao. Còn khi ta tiêu thụ những món ăn có chứa GI cao như nước ép sẽ khiến đường huyết tăng nhanh, sau đó cũng hạ xuống nhanh. Điều này thúc đẩy cơ thể sản xuất một hormone kiểm soát đường huyết có tên là insulin, đồng thời tăng tích lũy mô mỡ", bác sĩ Quang nói. 

Bên cạnh đó, bác sĩ Quang cũng cảnh báo rằng, thời gian uống một cốc nước ép nhanh hơn nhiều so với việc ăn cả quả, điều đó khiến cơ thể phải nạp một lượng đường lớn trong thời gian ngắn. 

Với bệnh nhân đái tháo đường, việc mức đường huyết không được kiểm soát đúng cách trong thời gian dài có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm: 

- Biến chứng thần kinh: Đường huyết cao có thể gây tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như tê bì, cảm giác buồn rầu, và giảm sức đề kháng.

- Biến chứng mắt: Mắt là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương do đường huyết cao. Các biến chứng mắt có thể dẫn đến các vấn đề như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, và đục thủy tinh thể.

- Biến chứng tim mạch: Đường huyết cao có thể gây tổn thương đến các mạch máu và dẫn đến các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, suy tim, và đột quỵ.

- Biến chứng thận: Đường huyết cao có thể gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thận. Việc không kiểm soát được đường huyết có thể dẫn đến suy thận và các vấn đề liên quan đến thận.

thuc-uong-kich-thich-duong-huyet-tang-qua-muc-de-gay-bien-chung-tieu-duong

Đâu là thức uống tốt cho người tiểu đường?

Ngoài nước lọc, có một thức uống được chứng minh có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường đó là nước mướp đắng. Theo một nghiên cứu năm 2011, được công bố trên Journal Ethnopharmacolgy, cho thấy việc uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. 

thuc-uong-kich-thich-duong-huyet-tang-qua-muc-de-gay-bien-chung-tieu-duong

Cách làm: Bạn có thể lấy 300g mướp đắng cắt nhỏ đem đun sôi với lượng nước vừa đủ, để nguội rồi uống. Hoặc có thể ngâm mướp đắng lát mỏng trong nước 30 phút và uống.

Tuy nhiên, cần lưu ý mướp đắng có tính lạnh, không thích hợp với những bệnh nhân tỳ vị hư yếu, dạ dày thiếu máu. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc kiểm soát đường huyết cũng không nên dùng quá nhiều mướp đắng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Theo GiaDinh