Thích ăn lòng lợn tới mấy cũng đừng mắc phải 6 sai lầm này kẻo "tiền mất tật mang"

Lòng lợn là món ăn ngon được nhiều người yêu thích và có thể chế biến thành đa dạng các món như lòng xào dưa, lòng rán, lòng luộc hay cháo lòng ăn sáng. Tuy nhiên đây là món ăn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

thich-an-long-lon-toi-may-cung-dung-mac-phai-6-sai-lam-nay-keo-tien-mat-tat-mang
Lòng lợn tuy có hương vị hấp dẫn, ăn hợp miệng nhưng nó lại có chứa hàm lượng đạm và cholesterol xấu, có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh gout, tiểu đường và tim mạch.
thich-an-long-lon-toi-may-cung-dung-mac-phai-6-sai-lam-nay-keo-tien-mat-tat-mang
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi người chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần. Người lớn mỗi lần ăn khoảng 50-70g, trẻ nhỏ chỉ nên ăn 30-50g mỗi lần. Nếu lượng nội tạng trong một lần ăn tăng lên thì nên giảm tần suất ăn trong một tuần.
thich-an-long-lon-toi-may-cung-dung-mac-phai-6-sai-lam-nay-keo-tien-mat-tat-mang
Nội tạng động vật bao gồm cả lòng thường dễ nhiễm bẩn và thậm chí còn tồn tại ký sinh trùng, sán. Do đó khi chế biến cần làm thật sạch để phòng ngừa gây ra bệnh tả, kiết lị, thương hàn, lao, bệnh than...
thich-an-long-lon-toi-may-cung-dung-mac-phai-6-sai-lam-nay-keo-tien-mat-tat-mang
Nếu nội tạng không được chế biến cẩn thận, vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây ra các bệnh nguy hiểm mà chúng ta khó lường được.
thich-an-long-lon-toi-may-cung-dung-mac-phai-6-sai-lam-nay-keo-tien-mat-tat-mang
Thực phẩm để qua đêm dễ bị nhiễm khuẩn trở lại dù đã được chế biến và nấu kỹ. Đặc biệt với món ăn như lòng lợn nếu để qua đêm dễ bị ôi thiu, có mùi hôi khó chịu. Cách tốt nhất là ăn hết trong một bữa và đổ đi nếu còn thừa.
thich-an-long-lon-toi-may-cung-dung-mac-phai-6-sai-lam-nay-keo-tien-mat-tat-mang
Một số ruột động vật có lượng lớn vi khuẩn E. Coli và vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Những người có hệ tiêu hóa kém nếu ăn phải sẽ dễ nhiễm bệnh hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến
thich-an-long-lon-toi-may-cung-dung-mac-phai-6-sai-lam-nay-keo-tien-mat-tat-mang
Ngoài ra còn có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
thich-an-long-lon-toi-may-cung-dung-mac-phai-6-sai-lam-nay-keo-tien-mat-tat-mang
Nội tạng có nhiều chất đạm nhưng cũng nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.
thich-an-long-lon-toi-may-cung-dung-mac-phai-6-sai-lam-nay-keo-tien-mat-tat-mang
Người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, tiểu đường, xơ vữa động mạch, gout, thừa cân, béo phì… tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.
thich-an-long-lon-toi-may-cung-dung-mac-phai-6-sai-lam-nay-keo-tien-mat-tat-mang
Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Vì thế bà bầu không nên ăn các loại nội tạng, gồm cả lòng lợn.
thich-an-long-lon-toi-may-cung-dung-mac-phai-6-sai-lam-nay-keo-tien-mat-tat-mang
Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis hay kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.

Theo Khám phá