Tác dụng phụ khi ăn nhiều củ cải đường ít người biết

Bạn hãy cẩn thận với những tác dụng phụ dưới đây nếu ăn quá nhiều củ cải đỏ trong các bữa ăn hàng ngày.

Như mọi người đều biết, củ cải đường (củ cải đỏ) là một nguồn cung cấp sắt rất lớn, giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Củ cải đỏ cũng được sử dụng làm thuốc trong thời cổ đại. Nó cũng giàu vitamin C, magiê, beta-carotene, bioflavonoids, kali và mangan. Nước ép củ cải đường hỗ trợ sức khoẻ mắt và gan. Củ cải đỏ cũng được biết đến với việc hạ huyết áp, chất béo trung tính trong máu và cải thiện hoạt động thể thao.

Tuy nhiên, ngoài tất cả các lợi ích sức khỏe mà nó cung cấp, bạn cần biết loại rau này có những tác dụng phụ nghiêm trọng dưới đây.

Tình trạng nước tiểu màu đỏ

Ăn quá nhiều củ cải đỏ có thể gây ra tình trạng nước tiểu của bạn có màu đỏ. Điều này phổ biến hơn ở những người thiếu sắt. Khoảng 12% -14% dân số trải qua nước tiểu đỏ hoặc sự đổi màu nước tiểu. Tuy nhiên, đây không phải là tình trạng nguy hiểm và không gây hậu quả nào về sức khỏe.

Sỏi thận

Củ cải đỏ giàu chất oxalat có thể gây sỏi thận nếu ăn quá nhiều. Loại rau này cũng có hàm lượng betain cao có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về thận. Những người có tiền sử bệnh sỏi thận nên tránh loại rau này.

Hạ huyết áp

Củ cải đỏ giúp giảm huyết áp nhưng nếu huyết áp của bạn đã ở mức thấp hoặc dao động, thì loại rau này không phù hợp với bạn.

Gây phát ban

Tiêu thụ quá nhiều củ cải đường cũng có thể gây ra phản ứng cơ thể như phát ban, ngứa, thậm chí ớn lạnh và sốt. Vì vậy, giới hạn lượng thức ăn của bạn nếu bạn bị dị ứng với củ cải đường.

Đau bụng

Nếu bạn đang bị các vấn đề về dạ dày-ruột, ăn củ cải đường chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Điều này có thể gây ra chứng chuột rút, đầy hơi, đầy bụng và những thay đổi trong chuyển động ruột, bao gồm cả tiêu chảy và táo bón.

Tăng lượng đường trong máu

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của củ cải đường là tăng mức đường trong máu. Củ cải đường có chỉ số glycemic cao, vì thế nếu bạn có vấn đề về lượng đường trong máu, bạn không nên tiêu thụ nó.

Có thể là nguyên nhân gây bệnh gút

Các triệu chứng của bệnh gout là đau khớp, sốt cao và khớp màu đỏ bóng. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), các loại thực phẩm như củ cải có chứa oxalat có thể góp phần gây ra bệnh gút. Vì vậy, bạn nên ăn chúng với số lượng vừa phải.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Nitrit được tìm thấy trong củ cải đường tỏ ra nhạy cảm đối với phụ nữ mang thai. Nó có thể gây hại cho thai nhi do độc tính của nitrat. Do đó, các bà mẹ tương lai nên tuyệt đối tránh sử dụng củ cải đỏ.

Có thể gây hại cho gan

Củ cải đỏ giàu đồng, phốt pho, magiê và sắt là tốt, nhưng cũng chứa nhiều kim loại. Và tiêu thụ quá nhiều củ cải đường sẽ giúp tích tụ các kim loại trong gan gây hại cho gan và tuyến tụy.

Giảm hàm lượng canxi trong cơ thể

Nước ép củ cải đường làm giảm mức độ canxi trong cơ thể dẫn đến nhiều vấn đề về xương. Điều này xảy ra do thường xuyên uống nước ép củ cải đường.

Tác dụng của củ cải đỏ

Tiêu thụ củ cải đỏ vừa phải sẽ có những tác dụng dưới đây:

Tốt cho tim mạch: Củ cải đỏ chứa rất nhiều vitamin C, vitamin A vitamin B9, sắt, kali, magiê, axit folic và betaine... Củ cải đường có tác dụng rất tốt cho tim mạch, giảm viêm nhiễm, đặc biệt tại các động mạch như chi, thái dương.

Kích thích tình dục: Ăn củ cải đỏ thường xuyên giúp tăng hưng phấn, và có được sức khỏe tốt trong chuyện chăn gối. Củ cải đường chứa liều lượng của một hóa chất gọi là bo, đóng vai trò trực tiếp trong việc sản xuất hormone tình dục ở người.

Giúp xương chắc khỏe: Củ cải đỏ chứa nhiều Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương. Đây là loại thực phẩm tuyệt vời cho những người bị bệnh viêm khớp.

Giàu năng lượng: Củ cải đỏ có hàm lượng cao Vitamin và các khoáng chất, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Thay vì đồ ăn nhanh, hãy uống 1 ly sinh tố củ cải đỏ để cung cấp năng lượng tức thì mỗi khi bận rộn.

Tăng cường hệ miễn dịch: Củ cải đỏ chứa nhiều khoáng chất có lợi như kali, magiê, chất xơ, kẽm, phốt pho và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó hàm lượng vitamin A còn giúp kích thích sự sản sinh của kháng thể và các tế bào máu trắng.

Thải độc: Củ cải có tác dụng trong việc thanh lọc máu và hỗ trợ tế bào máu mới sản sinh. Nó còn giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa hiệu quả một số dạng ung thư.

Hỗ trợ tiêu hóa: Với hàm lượng chất xơ cao, củ cải đỏ hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, làm tăng khối lượng bã thải, giúp ruột hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa ung thư ruột và các bệnh khác.

Tùng Anh (Dịch tổng hợp)

Theo GiaDinh