Sai lầm khi ngủ trưa nhân viên văn phòng nào cũng mắc phải

Chuyên gia đã khuyến cáo, mỗi ngày, chúng ta nên dành ra khoảng 15 - 30 phút để ngủ trưa. Tuy nhiên, ngủ trưa không khoa học có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Một nhân viên công sở ngủ khoảng 30 phút đồng nghĩa với việc năng suất lao động của nhân viên đó sẽ tăng từ 2 đến 3 lần trong ba giờ đồng hồ cuối của ngày làm việc.

Mức độ linh hoạt của cảm xúc còn cao hơn, giá trị tạo ra cho công việc cũng tăng lên rõ rệt. Đó là một trò chơi hai bên cùng có lợi và là một khoản đầu tư đúng đắn.

Nhiều chuyên gia đã khuyến cáo rằng, mỗi ngày, chúng ta nên dành ra khoảng 15 - 30 phút để ngủ trưa. Bởi điều này sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng và tỉnh táo hơn trong những giờ làm việc buổi chiều.

sai-lam-khi-ngu-trua-nhan-vien-van-phong-nao-cung-mac-phai

Ảnh minh họa

Ngủ gục đầu

Trong điều kiện làm việc vất vả, căng thẳng về giờ giấc trong cuộc sống hiện đại ngày nay, không phải ai cũng có điều kiện ngủ trưa thoải mái.

Nhiều người có thói quen ngủ gục đầu xuống bàn cho nhanh gọn, nhưng thực ra đây là một cách ngủ có hại nhiều hơn có lợi.

Ngủ gục trên bàn làm việc trong thời gian dài có thể dẫn tới hàng loạt bệnh mãn tính về tim, não và mạch máu vì tư thế ngủ này khiến làm tăng áp lực đè lên động mạch cổ, tim, phổi, dạ dày…

Việc buổi trưa ngủ gục trên bàn làm việc là tổn thương lâu dài đối với hệ thống tim mạch và mạch máu não, tương lai cũng có thể dẫn tới hình thành các bệnh tim mạch và máu não mãn tính.

Đặc biệt, bạn nên bỏ ngay thói quen gục đầu vào cánh tay ngủ. Vì làm như vậy sẽ đè nén con ngươi gây áp lực lên mắt, lâu ngày ảnh hưởng rất xấu đến thị lực cũng như dẫn đến các bệnh về mắt.

Tất nhiên sẽ không thể quên nhắc đến vấn đề cong vẹo cột sống thường gặp của dân văn phòng. Thói quen ngủ gục đầu trên bàn làm tăng cao nguy cơ cong vẹo cột sống ở phần cổ và ngực.

sai-lam-khi-ngu-trua-nhan-vien-van-phong-nao-cung-mac-phai

Ảnh minh họa

Ngủ ngay sau khi ăn

Sau khi ăn xong, nếu không nghỉ ngơi hay vận động nhẹ để tiêu thụ lượng thức ăn vừa tiêu hóa sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nặng hơn gây ảnh hưởng đến huyết áp, lượng cholesterol và lượng đường trong máu khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Đặc biệt, chứng trào ngược axit liên quan đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ cũng dễ gây ra đột quỵ.

Đi ngủ ngay sau khi ăn xong khiến vấn đề tiêu hóa thức ăn bị trì hoãn gây ra tình trạng trao đổi chất chậm và không hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể không hấp thụ đủ dưỡng chất từ thực phẩm nạp vào làm tăng nguy cơ tích tụ các chất gây hại trong cơ thể.

sai-lam-khi-ngu-trua-nhan-vien-van-phong-nao-cung-mac-phai

Ảnh minh họa

Ngủ quá lâu

Một trong những thói quen ngủ trưa cực hại nữa cho sức khỏe là ngủ quá nhiều. Đừng bao giờ nghĩ ngủ càng nhiều càng tốt, bởi ngủ trưa quá nhiều kéo theo nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe mà bạn không lường trước được.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu có liên quan mật thiết đến giấc ngủ trưa.

Do khi bạn ngủ trưa quá lâu (khoảng 80 - 100 phút) thì cơ thể sẽ từ trạng thái ngủ nông chuyển sang trạng thái ngủ sâu.  

Chính vì vậy, sau khi ngủ dậy, bạn thường sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi rã rời, đầu đau nhức, kèm theo hiện tượng chóng mặt, choáng váng.

Do đó, theo các nhà nghiên cứu thì thời gian ngủ lý tưởng nhất là trong vòng 20 - 30 phút. Một giấc ngủ ngắn như thế sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất làm việc, giúp tỉnh táo, giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ và tăng sức sáng tạo hơn là ngủ 2, 3 tiếng đến tận chiều.

Theo GiaDinhVietNam