Ruột là "bộ não thứ 2": Phụ nữ có 3 chỗ này "bốc mùi hôi" nghĩa là ruột đang kêu cứu, muốn sống thọ nên khám chữa ngay

Nếu thấy cơ thể có 3 bộ phận dưới đây bốc mùi tốt nhất bạn nên kiểm tra kịp thời trước khi tình trạng tổn thương tiến triển thành bệnh ung thư.

Khi nhắc đến các cơ quan nội tạng quan trọng, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tim, gan, phổi, thận chứ ít khi nhắc đến ruột. Trong thực tế, ruột là cơ quan tối quan trọng để có thể duy trì sự sống, chúng là cơ quan tiêu hóa đưa thức ăn từ dạ dày đến hậu môn.

Ít ai biết, ruột có chứa trên 100 triệu tế bào thần kinh. Hoạt động của chúng có thể tác động đến trạng thái tâm lý của chúng ta và đóng vai trò quan trọng với bệnh trầm cảm, Parkinson hoặc Alzheimer.

Cơ quan này được ví như một "bộ não thứ 2" của cơ thể. Trước đây, các nhà khoa học người Anh đã thực hiện nghiên cứu và phát hiện ra rằng hệ tiêu hóa có thể thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, cho dù đã bị cắt nó khỏi mạng thần kinh tủy sống nối với não bộ.

Các vấn đề về đường ruột sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác, vì vậy người Trung Quốc mới có câu nói: "Đường ruột khỏe mạnh, tự khắc sống thọ".

Nếu thấy cơ thể có 3 bộ phận dưới đây bốc mùi tốt nhất bạn nên kiểm tra kịp thời trước khi tình trạng tổn thương tiến triển thành bệnh ung thư.

1. Miệng có mùi hôi

Hôi miệng thông thường sẽ không gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu miệng bạn xuất hiện mùi hôi dù đã vệ sinh răng miệng đầy đủ thì không loại trừ khả năng mùi hôi này xuất phát từ bên trong ruột phát ra.

Khi ruột bị tổn thương, hoạt động tiêu hóa thức ăn sẽ bị chậm lại, khiến đồ ăn bị tích tụ lâu trong cơ thể sản sinh ra khí amoniac và skatole, đây là 2 loại khí có mùi hôi. 2 loại khí này sẽ thoát ra ngoài qua đường miệng, mũi

ruot-la-bo-nao-thu-2-phu-nu-co-3-cho-nay-boc-mui-hoi-nghia-la-ruot-dang-keu-cuu-muon-song-tho-nen-kham-chua-ngay
Nếu miệng bạn xuất hiện mùi hôi dù đã vệ sinh răng miệng đầy đủ thì không loại trừ khả năng mùi hôi này xuất phát từ bên trong ruột phát ra.

Ngoài ra khi ruột bị tổn thương, bạn sẽ thấy xuất hiện triệu chứng như miệng có vị chua, đầy bụng, đại tiện phân lỏng màu vàng... Khi có hiện tượng này, bạn nên chú ý đặc biệt hơn đến vấn đề tiêu hóa của mình, cần đi khám sớm để kịp thời điều trị các tổn thương đường ruột.

2. Phân có mùi hôi

Trong trường hợp bình thường, phân sẽ không có mùi quá nặng. Nhưng khi bạn gặp vấn đề ở đường ruột, mùi phân được tạo ra sẽ khác đáng kể.

Phân mùi chua có thể là do chứng khó tiêu, gây ra bởi thức ăn ở trong ruột trong một thời gian dài.

ruot-la-bo-nao-thu-2-phu-nu-co-3-cho-nay-boc-mui-hoi-nghia-la-ruot-dang-keu-cuu-muon-song-tho-nen-kham-chua-ngay
Phân mùi chua có thể là do chứng khó tiêu, gây ra bởi thức ăn ở trong ruột trong một thời gian dài.

Nếu đi ngoài ra phân có màu nâu kèm theo mùi tanh thì có nghĩa là đường tiêu hóa có triệu chứng xuất huyết, có thể ruột đã bị hoại tử xuất huyết hoặc là viêm nhiễm.

Ngoài ra, khi bạn có polyp ruột hoặc ung thư ruột cũng có thể gây ra những thay đổi về hình dáng của phân. Phân có thể phản ánh tốt sức khỏe của ruột, vì vậy, nếu có bất thường trong quá trình đại tiện bạn cần đi kiểm tra kịp thời.

3. Xì hơi nặng mùi

Xì hơi là hiện tượng đường tiêu hóa tích tụ quá nhiều khí, lượng khí này sẽ thoát ra ngoài bằng ợ và xì hơi.

Nếu bạn xì hơi quá nặng mùi thì rất có thể do chế độ ăn chứa nhiều lưu huỳnh như bông cải xanh, cải thảo, xà lách, hành, tỏi, hành tây, phô mai, thậm chí là rượu.

Theo chuyên gia tiêu hóa người Mỹ Niket Sonpal, trả lời trên tờ Health: Nếu mùi xì hơi quá nặng, kéo dài thì cần đến kiểm tra bác sĩ vì có thể bạn đang bị viêm ruột hoặc hội chứng ruột kích thích.

Chúng ta nên làm gì để bảo vệ ruột?

1. Thực hiện chế độ ăn hợp lý, ăn nhạt

Nếu con người sử dụng quá nhiều chất béo có thể khiến con người tăng cân và tăng áp lực lên các chức năng khác nhau của cơ thể. Ngược lại, thực hiện chế độ ăn nhạt, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để không làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

ruot-la-bo-nao-thu-2-phu-nu-co-3-cho-nay-boc-mui-hoi-nghia-la-ruot-dang-keu-cuu-muon-song-tho-nen-kham-chua-ngay
 

2. Ăn nhiều thực phẩm giàu folate

Một số loại thực phẩm giàu folate bậc nhất, có thể phòng ngừa ung thư ruột đó là: cải bó xôi, đậu lăng, đậu thận, bông cải xanh, măng tây, dưa lưới, trứng, ngũ cốc...

3. Tập thể dục điều độ

Các bài tập phù hợp với cơ thể sẽ giúp bạn nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, đảm bảo cung cấp và lưu thông máu, từ đó giảm thiểu khả năng bị bệnh.

Ngoài ra, một trong những điều cần ghi nhớ để có thể ngăn ngừa ung thư ruột đó là khám sức khỏe và tầm soát ung thư 6 tháng/lần.

Theo Nhịp Sống Việt