Quyên đồ từ thiện cho trẻ em nhưng chỉ nhận những món hàng 'khó hiểu': Từ xu chiêng, váy ren 2 dây cũ mèm đến dây sạc điện thoại hỏng

Dù đã chú thích rõ ràng là nhận đồ quyên tặng cho trẻ em cấp 1, thế nhưng khi ngồi soạn những thùng đồ từ thiện vừa nhận được, anh Hạ không khỏi thở dài ngán ngẩm bởi bên trong không chỉ có vô vàn những chiếc xu chiêng, voan ren hai dây mà còn cả điện thoại hư, củ sạc, tai nghe,...

Trong khi nhiều người có điều kiện sống đủ đầy, có công việc đủ nuôi sống bản thân thì đâu đó ở những bản làng xa xôi, hoặc những vùng chịu cảnh thiên tai bão lũ vẫn phải lo lắng chạy ăn từng bữa. Đồng cảm với những hoàn cảnh ấy, rất nhiều đoàn từ thiện đã cùng nhau chung tay san sẻ nỗi khó khăn, từ vật chất đến lương thực và cả những bộ quần áo được gửi đi.

Thế nhưng bên cạnh những món đồ hữu ích, phần nào hỗ trợ kịp thời cho người dân thì nhiều người lại xem việc quyên góp đồ từ thiện như một cách để "tống khứ đồ cũ" ra khỏi nhà.

quyen-do-tu-thien-cho-tre-em-nhung-chi-nhan-nhung-mon-hang-kho-hieu-tu-xu-chieng-vay-ren-2-day-cu-mem-den-day-sac-dien-thoai-hong

Dòng than thở của tài khoản Lê Minh Hạ sau khi ngồi soạn đống đồ từ thiện. Ảnh chụp màn hình

Mới đây, những dòng chia sẻ của tài khoản Lê Minh Hạ về những món đồ từ thiện mà bản thân anh từng nhận được khiến nhiều người chú ý.

Theo tài khoản Lê Minh Hạ, tuỳ theo từng đợt từ thiện cho các hoàn cảnh và đối tượng khác nhau mà anh sẽ kêu gọi mọi người ủng hộ đồ phù hợp. Thế nhưng, dường như bỏ ngoài tai mọi chú ý, những đống đồ anh nhận được là cả mớ hỗn độn từ quần áo, đồ dùng cũ rích mà chẳng quan tâm đối tượng nhận là ai.

Anh Lê Minh Hạ viết, "Dạ, sau đây là tâm sự mỏng của kẻ hay được nhận đồ từ thiện:

Dạ, gặp nhiều lần quá rồi, cả chục năm nay rồi, nhân tiện hôm nay ngồi soạn đồ chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới, mà phát mệt và rầu, nên mới tâm sự loài chim biển như vầy.

Rất nhiều người đề nghị và đem tặng đồ trẻ em khuyến mãi kèm một đống đồ trẻ sơ sinh cũ mèm, dù nhóm đã nhắc đi nhắc lại rằng nhóm chỉ nhận đúng đối tượng đồ cho học sinh cấp 1. Nhận được, phân loại ra rất mất thời gian mà đồ cần thì ko dc nhiêu.Đó là lý do vì sao rất ngại nhận đồ cũ. Đặc biệt là quần áo, cặp táp...

Rất nhiều người không bận tâm đó là chương trình gì, cần nhận đồ gì phù hợp mà cứ thế gom đồ cũ đem tặng. Có những gói, túi, thùng đồ nhiều năm không đụng đến, xem việc đi cho từ thiện như nhân tiện tống đi cho khoẻ. Và nghĩ rằng đồ đã cho từ thiện thì cách gì người ta cũng phải nhận hết.Đó là lý do vì sao nhóm cứ phải tốn thời gian ngồi lại phân loại đồ mà rốt cuộc, những thứ đem tặng từ thiện không được là bao. Đồ còn lại, ko dùng được, hẳn nhiên bị thành rác!".

quyen-do-tu-thien-cho-tre-em-nhung-chi-nhan-nhung-mon-hang-kho-hieu-tu-xu-chieng-vay-ren-2-day-cu-mem-den-day-sac-dien-thoai-hong

Ủng hộ cho các em học sinh cấp 1 nhưng ai đó lại gửi cả váy ren 2 dây, rồi đồ điện tử hư hỏng như điện thoại, sạc, tai nghe...

Bên cạnh đó, không chỉ nhận được những mớ quần áo cũ mèm, váy hai dây... mà kể cả những đồ điện tử cũng là cả mớ những thứ hư hỏng được gom lại đóng gói và chuyển đến mà chẳng màng nghĩ xem chúng được sử dụng thế nào, đưa đến tay ai.

"Rất nhiều túi đồ tưởng chừng cho đồ thuộc khu vực điện tử thì ôi thôi, đó là tập hợp của điện thoại hư, củ sạc, tai nghe, zắc cắm, dây cáp..., ốp điện thoại các loại, bút, đồ chơi hư cũ...thâu gom đưa luôn 1 cục. Như thể khuyến mãi mua 1 được 100 vậy.

Rất nhiều người đánh đồng việc đem cho đồ từ thiện như là một cách nhân tiện dọn dẹp nhà cửa, tống khứ bớt đồ đạc và thậm chí, coi như người nhận giúp xử lý rác dùm", anh Lê Minh Hạ chia sẻ thêm.

Và có lẽ, đây chỉ là số ít trong số những món đồ từ thiện "sai mục đích" mà anh Hạ nhận được trong suốt cả chục năm kêu gọi quyên góp. Lần gần đây nhất dù đã nhắc nhở là nhận đồ cho học sinh cấp 1, nhưng anh Hạ vẫn mất rất nhiều thời gian để ngồi nhặt nhạnh bởi không chỉ có đồ dùng cho các em lớp một mà còn vô vàn áo hai dây, áo ren, đồ lót... được gửi đến.

Sau tất cả những dòng than thở ấy, anh Lê Minh Hạ không quên nhắc nhở mọi người, "Dù đã rất cẩn thận trước những lời đề nghị cho đồ cũ, luôn nhấn mạnh và nói kỹ rằng chương trình thiện nguyện chủ yếu cho đối tượng học trò cấp 1, nhưng rất nhiều xu chiêng, voan ren hai dây bị chùng nhũn nhão kiểu này được kính chuyển tới. Có hình minh họa ngay đây luôn ạ.

Dạ, của cho không bằng cách cho. Quý vị cũng làm phước tặng đồ cho có hiểu biết và văn minh xí ạ! Mong thiệt mong!".

Câu chuyện về những chiếc quần áo, đồ điện tử hỏng, thậm chí đồ lót cũ đem đi giúp đỡ cho những chương trình thiện nguyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người. Quả thật, của cho không bằng cách cho, dù mọi người có thiếu thốn đồ dùng nhưng cũng nên tặng lại những đồ còn lành lặn, phù hợp thay vì những chiếc áo lót đã rách, cũ như những gì được chia sẻ.

Có nhiều người bày tỏ ý kiến khá gay gắt trước cách "từ thiện" hời hợt vô tâm của ai đó. Đúng là của cho không bằng cách cho, đặc biệt là việc gửi những đồ sơ sinh cũ mèm đến quần áo lót người lớn, hay những chiếc váy ren chảy xệ...

quyen-do-tu-thien-cho-tre-em-nhung-chi-nhan-nhung-mon-hang-kho-hieu-tu-xu-chieng-vay-ren-2-day-cu-mem-den-day-sac-dien-thoai-hong

Trước đó, cũng có trường hợp cô gái nhận những đôi giày gót nhọn cao khoảng 12 cm do người khác gửi ủng hộ bà con vùng lũ miền Trung.

Bạn H.Q - một người từng nhận đồ từ thiện cũng chia sẻ câu chuyện tương tự mà chính bạn gặp phải, "Trước đây nhóm em hay nhận đồ cũ, nhưng sau này thì nói không. Vì lý do tương tự như anh đang gặp. Có những lúc em nhận mấy bao tải lớn nhưng soạn lựa lại chỉ còn 1 bao. Của cho không bằng cách cho, giống đẩy rác đi thì đúng hơn. Ngay cả đồ thú bông cho trẻ con cũng vậy. Xe tải bốn bánh rớt 2 bánh xe mà cũng mang đi cho. Nản lắm! Chương trình tặng cho bà con dân tộc mà cho toàn áo xu chiêng, quần xì ống loe, đầm dạ hội đuôi cá".

Tài khoản S.L cũng bày tỏ, "Đâu phải thứ gì gắn tem "từ thiện" là đem cho được. Cho quần áo cũ khác gì đổ rác miễn phí, giờ dưới phố đổ rác còn tốn tiền nữa. Những hành vi từ thiện kiểu a dua, theo phong trào cần phải dừng lại ngay".

Theo Helino