Quảng Trị: BN 862 bỏ bữa, nằng nặc đòi về nhà

Diễn biến dịch Covid-19 tại Quảng Trị sáng 12.8, bệnh nhân 862 (mẹ của bệnh nhân 832, đã tử vong) hiện đang điều trị Covid-19 tại Bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi đã bỏ ăn 4 bữa, nằng nặc đòi về nhà…

quang-tri-bn-862-bo-bua-nang-nac-doi-ve-nha
Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi tỉnh Quảng Trị
ẢNH: NGUYỄN PHÚC

Diễn biến dịch Covid-19 tại Quảng Trị, sáng 12.8, trao đổi với PV Thanh Niên, bác sĩ Trương Huyền Trường, Giám đốc Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi Quảng Trị (đơn vị cách ly chữa trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Quảng Trị) cho biết ngoài bệnh nhân 832 đã chuyển và bệnh viện T.Ư Huế hôm 11.8 (đã tử vong) thì 5 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Quảng Trị đều có sức khỏe ổn định. 5 bệnh nhân này gồm bệnh nhân 749, 750, 833, 861 và 862.

Theo bác sĩ Trường, cả 5 bệnh nhân đều không sốt, không ho và các cơ quan tim phổi chưa hề bị ảnh hưởng gì. Ngoài ra, bệnh nhân 749, 750 và 833 còn có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính.

Tuy nhiên, có một vấn đề làm các y bác sĩ đang điều trị ở khu cách ly Covid-19 này thêm phần vất vả, chính là việc bệnh nhân 862 (nữ, 66 tuổi, trú thôn Ruộng, xã Hướng Tân, H.Hướng Hóa, là người đồng bào dân tộc ít người) "tuyệt thực" và một mực đòi về nhà.

pho-chu-tich-phuong-ngang-nhien-lam-sinh-nhat-trong-khu-cach-ly-cung-vo-la-benh-nhan-covid-19

Khu điều trị cách ly bên trong BV chuyên khoa Lao và bệnh phổi Quảng Trị.

ẢNH: NGUYỄN PHÚC

“Từ bữa vào khu cách ly đến nay, bệnh nhân 862 đã bỏ 4 bữa không ăn. Chúng tôi phải động viên mãi bệnh nhân 862 mới uống ít sữa. Bệnh nhân cứ đòi về nhà, mặc cho các y bác sĩ hết lời khuyên nhủ. Do bệnh nhân 862 là người dân tộc ít người nên việc trao đổi giao tiếp cũng có khó khăn”, bác sĩ Trường nói.

Cũng theo bác sĩ Trường, vì lý do đó nên hiện các y bác sĩ cũng chưa cho bệnh nhân 862 biết thông tin bệnh nhân 832 (con của bà) đã tử vong vì Covid-19.

Theo Thanh Niên

----

Xem thêm:

Đã qua đỉnh dịch ở Đà Nẵng?

Cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Y tế - trưởng đơn vị thường trực chống dịch tại Đà Nẵng Nguyễn Trường Sơn cho rằng đỉnh dịch tại Đà Nẵng có thể là cuối tuần này. Tuy nhiên số ca mắc trong 2 ngày gần đây có giảm so với những ngày trước đó.

da-qua-dinh-dich-o-da-nang

Ngay từ đợt dịch đầu tiên, TP Đà Nẵng đã triển khai máy quét thân nhiệt từ xa tại Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Số ca mắc chỉ là một phần của các yếu tố khi đánh giá khả năng kiểm soát dịch, cơ sở quan trọng còn lại là hệ thống giám sát dịch và năng lực phòng chống. 

Tại Đà Nẵng, các chuyên gia đều cho rằng đến thời điểm hiện nay là "không quá đáng lo".

Thời điểm dịch cao nhất ở Đà Nẵng đã qua?

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 11-8, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết về lý thuyết, nếu kiểm soát tốt, dịch sẽ được khống chế sau 14 ngày kể từ thời điểm Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội (từ ngày 28-7).

Trong thời gian này, các ca mắc sẽ "nổi" lên qua xét nghiệm phát hiện và thời điểm nổi nhiều nhất sẽ là 7 ngày kể từ khi giãn cách, tính cả thời gian xê dịch do các yếu tố khách quan. Chuyên gia này cho rằng thời điểm số mắc cao nhất ở Đà Nẵng sẽ khoảng ngày 8-8 trở về trước, tức là đến nay thời điểm dịch cao nhất đã qua.

Để có kết quả này, chuyên gia của Bộ Y tế phân tích là do những hoạt động giám sát và phát hiện dịch rất tích cực ngay từ đầu, cùng khả năng xét nghiệm được nâng cao tại khu vực Đà Nẵng (7.000 - 10.000 mẫu/ngày), xét nghiệm toàn bộ người có nguy cơ để phát hiện sớm ca mắc, giảm lây lan.

Các tỉnh thành lân cận, do dân số ít hơn, địa bàn rộng hơn, Quảng Nam cũng đã thực hiện giãn cách xã hội tương tự Đà Nẵng (ngoại trừ một số ít địa bàn), nên tình hình khả quan hơn.

Với các lý do này, chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng thời điểm dịch cao nhất ở Đà Nẵng đã qua. Trong những ngày tới, Đà Nẵng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, số ca mắc sẽ vẫn gia tăng nhưng tốc độ đã và sẽ tiếp tục giảm xuống.

Địa bàn nào cần chú ý?

Ngày 9-8, trực ban trưởng sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã nhận được thông tin về hành khách Đ.T.A., sinh năm 1991 ở Hà Nội, đi Nhật Bản từ sân bay Nội Bài, đã được phát hiện dương tính với COVID-19 và được đưa đi cách ly tại bệnh viện ở Nhật Bản. Hiện chưa xác định được tiền sử đi lại của bệnh nhân, nhưng có dấu hiệu đây là ca bệnh cộng đồng và chưa tìm được nguồn lây.

Tại Hà Nội, cho đến nay đã ghi nhận 7 ca bệnh (chưa tính bệnh nhân Đ.T.A. kể trên) và hiện đang tiến hành xét nghiệm lại bằng Realtime PCR với người đi về từ Đà Nẵng từ ngày 15-7. Tuy nhiên do số lượng đối tượng rất lớn, lên tới trên 74.000 người, Hà Nội ưu tiên xét nghiệm trước người mới ở Đà Nẵng về, người có dấu hiệu lâm sàng...

Tuy nhiên thời điểm phát hiện tốt nhất, theo cách tính của các nhà dịch tễ, là 10 ngày sau khi Đà Nẵng ghi nhận dịch, tức là lẽ ra nếu Hà Nội hiện đã hoàn tất xét nghiệm bằng Realtime PCR cho nhóm nguy cơ cao thì các đánh giá về chiều hướng của dịch sẽ chính xác hơn. 

Còn hiện nay, có những dấu hiệu cho thấy xét nghiệm như vậy là chậm hơn yêu cầu về "thời điểm vàng". Vì vậy, các chuyên gia có lưu ý hơn ở Hà Nội và khuyến cáo người dân chú ý đeo khẩu trang, rửa tay sạch, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc để phòng dịch.

Lan Anh

Theo Tuổi trẻ

----

Xem thêm:

+Lịch trình 10 ca Covid-19, có bác sĩ của Bệnh viện Đà Nẵng

+Nhiễm trùng huyết là gì mà nhiều bệnh nhân Covid-19 t.ử v.ong đều bị?

----