Phụ nữ mang thai uống saffron 'lợi ít hại nhiều'

Theo các các bác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, việc phụ nữ mang thai uống saffron có hại nhiều hơn lợi nên đặc biệt lưu ý.

Saffron có nguồn gốc từ cây nghệ tây (crocus sativus), được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp, gia vị chế biến món ăn. Trong đó, 2 thành phần chính của loại cây này là crocin và safranal. Do quá trình trồng và thu hoạch tốn nhiều công sức, đây được coi là loại gia vị đắt nhất thế giới.

Saffron được nhiều người yêu thích nhờ hàng loạt các lợi ích tốt cho sức khỏe. Một số nghiên cứu, bao gồm một số thử nghiệm lâm sàng, chỉ ra nghệ tây có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút. Với đặc tính chống oxy hóa cao, saffron cũng giúp chống lại stress oxy hóa (nguồn gốc phát triển của các bệnh ung thư và bệnh tim). Nhờ vào công dụng tuyệt vời của nó mà hiện nay rất nhiều người, thậm chí là bà mẹ mang cũng muốn dùng. Tuy nhiên thực tế khi sử dụng sản phẩm này liệu có an toàn, nhất là bà mẹ mang thai?

phu-nu-mang-thai-uong-saffron-loi-it-hai-nhieu

 Bà bầu cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng saffron. Ảnh minh họa

Theo chia sẻ của chị N.N.A. (28 tuổi, sống ở TP. HCM), chị mới có thai được 8 tuần. Do mang thai con đầu lòng nên rất cẩn thận, muốn mọi điều tốt nhất cho con. Gần đây, chị cảm thấy cơ thể uể oải, thường xuyên ngủ không ngon. Nghe mọi người nói có thể dùng saffron để cải thiện giấc ngủ, chị cũng muốn thử xem sao”.

Không riêng trường hợp của chị A., trên mạng xã hội, nhiều phụ nữ mang thai cho rằng uống saffron sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé trong khoảng thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, theo ThS.BS Phan Chí Thành, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), giới khoa học không khuyến khích mẹ bầu sử dụng saffron.

Một nghiên cứu về tác động của việc sử dụng crocin và safrana trong quá trình hình thành phôi thai đã được thực hiện trên chuột. Theo đó, chiều dài, trọng lượng của chuột bị ảnh hưởng, bộc lộ dị tật về xương, đồi mồi, chậm lớn. Kết quả cho thấy các thành phần này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, gây ra một số dị tật phôi thai khi dùng cho chuột mang thai.

Bên cạnh đó, chuyên gia này thông tin thêm trước đây, saffron từng được sử dụng ở một số nước đang phát triển để phá thai. Theo nhiều bằng chứng khoa học, việc sử dụng chiết xuất nghệ tây trong nước làm giảm nồng độ estradiol (gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt và mang thai của phụ nữ) trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ.

Liều cao chiết xuất nghệ tây trong giai đoạn giữa, cuối của thai kỳ, crocin trong giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ làm tăng nồng độ FSH (hormone kích thích nang trứng) trong huyết thanh. Nồng độ FSH cao có thể khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn.

“Chiết xuất nghệ tây trong giai đoạn đầu và crocin trong giai đoạn cuối của thai kỳ còn làm tăng nồng độ LH (hormone tuyến sinh dục). Sự tăng LH quá mức có thể dẫn đến nguy cơ mắc buồng trứng đa nang hoặc dấu hiệu cảnh báo vô sinh”, bác sĩ Thành nói.

Nhiều tài liệu y khoa cũng khẳng định saffron có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây co bóp tử cung mạnh. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc nguy cơ sảy thai cao trong 3 tháng đầu.

Vì vậy, saffron không được khuyến khích sử dụng với những trường hợp sức khỏe đã sẵn sàng cho kế hoạch mang thai hoặc mới mang thai. Thậm chí, uống nghệ tây còn làm chín muồi cổ tử cung của phụ nữ mang thai đủ tháng, gây sinh non.

Phụ nữ đang mang thai có tiền sử bị sảy thai, sinh non cũng cần tránh dùng saffron. Nhụy hoa nghệ tây chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất khi có thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời nên sử dụng với liều dùng tối đa 3 lần/ tuần, 5-10 sợi/ ngày cho ly nước 500ml -1lit nước, tương đương 10gr suốt thai kỳ. Còn phụ nữ sau sinh có thể saffron rất tốt cho việc lợi sữa và hỗ trợ phục hồi sức khoẻ.

Tránh lạm dụng saffron lượng lớn với sản phụ bởi nó sẽ tăng nhịp tim từ đó khiến bà bầu mệt mỏi. Không nên dùng nhụy hoa nghệ tây với phụ nữ mang thai vào buổi tối từ đó sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến gây co thắt tử cung. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai.

Theo VietQ