Ổ giun khổng lồ trong bụng bé trai 4 tuổi: Dấu hiệu nhiễm giun thường bị cha mẹ bỏ qua

Bệnh viện đã tiến hành mổ cấp cứu cho cậu bé 4 tuổi và phát hiện dị vật trong ruột là những búi giun khổng lồ, thậm chí có con dài 20 cm.

Theo Sina, vùng nông thôn huyện Menool, Cameroon, quốc gia thuộc Tây Phi, là nơi có tình trạng trẻ em nhiễm ký sinh trùng rất cao. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt, nhận thức của cha mẹ về việc giữ gìn vệ sinh cho con cũng rất hạn chế.

Vừa qua, một cậu bé 4 tuổi tại vùng này được cha mẹ đưa đến bệnh viện cấp cứu vì bụng chướng kéo dài, quấy khóc liên tục. Kết quả chụp X-quang cho thấy bệnh nhân có dị vật đường ruột cuộn theo từng búi giống như “mỳ xào”. Toàn bộ khoang bụng đã bị những búi dị vật này lấn át. Xét nghiệm máu cho thấy cậu bé bị suy dinh dưỡng nặng.

o-giun-khong-lo-trong-bung-be-trai-4-tuoi-dau-hieu-nhiem-giun-thuong-bi-cha-me-bo-qua

Hình ảnh chụp X-quang của bệnh nhi 4 tuổi. Ảnh: Sina 

Bệnh viện đã tiến hành mổ cấp cứu cho cậu bé ngay sau đó. Dị vật trong ruột là những búi giun đũa khổng lồ, thậm chí có con dài 20 cm. Số lượng giun quá nhiều từ ruột non đến vùng đại tràng sigma khiến cậu bé buồn nôn khi ăn. Sau phẫu thuật, bệnh nhi phục hồi tốt và sẽ được xuất viện khi ổn định.

Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh, bệnh giun đũa là một bệnh nhiễm giun ký sinh ảnh hưởng đến con người và là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới.

Từ 800 triệu đến 1,2 tỷ người trên toàn thế giới bị nhiễm giun ký sinh, lây lan qua trứng trong phân người. Hầu hết các trường hợp là ở các quốc gia nghèo và đang phát triển nơi vệ sinh công cộng, thực phẩm và đất có thể bị ô nhiễm chất thải của con người.

Trẻ bị nhiễm giun có thể không có triệu chứng gì hoặc có biểu hiện ngứa vùng hậu môn vào ban đêm. Ngoài ra trẻ còn có thể gặp phải một vài triệu chứng sau đây:

- Khó chịu và thay đổi trong hoạt động hàng ngày.

- Khó ngủ hoặc bồn chồn, thỉnh thoảng hay đái dầm.

- Đột nhiên chán ăn.

- Đau bụng và phân thì bất thường.

- Ở trẻ em gái, có thể mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo.

- Nghiêm trọng hơn có thể có các dấu hiệu thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

- Có thể có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu hoặc thở khò khè và ho khan.

Cách tốt nhất để nhận biết trẻ bị nhiễm giun hay không là kiểm tra hậu môn của trẻ bằng việc soi đèn khi bé đang ngủ.

Cha mẹ có thể thấy những con giun mỏng, trắng di chuyển giống như sợi dài khoảng từ 5 đến 15mm nhưng bạn không thể thấy được trứng của giun kim bằng mắt thường.

Tuy nhiên, theo như các bác sĩ chia sẻ, có thể sử dụng băng dính dán lên hậu môn của trẻ để phát hiện ra trứng của giun kim nếu như trẻ có các biểu hiện nhiễm giun như trên.

Theo VietQ