Những hệ lụy khủng khiếp khi giới trẻ hít bóng cười, nhiều người vẫn nghĩ "vô hại"

Việc sử dụng N2O kéo dài hoặc lạm dụng với mục đích giải trí không được kiểm soát có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh, tim mạch, ức chế não, thậm chí gây tử vong.

Bóng cười (hay khí cười) là "thú chơi" đang rộ lên trong giới trẻ, biệt là tại các thành phố lớn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần, thậm chí có thể gây tử vong.

nhung-he-luy-khung-khiep-khi-gioi-tre-hit-bong-cuoi-nhieu-nguoi-van-nghi-vo-hai

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, bóng cười thực chất là một loại khí N2O (Dinitơ oxit hay nitrous oxide) được nén hoặc bơm vào quả bóng. Khí N2O thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

Trên thế giới, khí cười được phép sử dụng trong y tế với một liều lượng nhất định theo chỉ định của bác sĩ. Với nhiều phương pháp gây tê khác, bệnh nhân cần có thời gian nhất định để nghỉ ngơi và hồi sức.

Thời gian gần đây, bóng cười được giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam  đang rất thịnh hành, họ coi đây là một thú vui dùng để xả stress.

Tuy nhiên, thực tế, bóng cười không phải là một loại thuốc hay trò chơi nó thực chất chỉ là những quả bóng bay bình thường nhưng được bơm thêm khí nitrous oxide và công việc của người dùng chỉ là "thổi" và "hít" - "hít" và "thổi". Khí nitrous oxide lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.

 Nguy cơ tàn phế do hút bóng cười 

Trông tưởng như bình thường, nhưng chơi và hít hơi bóng cười lại ẩn chứa nhiều mối nguy hại.

nhung-he-luy-khung-khiep-khi-gioi-tre-hit-bong-cuoi-nhieu-nguoi-van-nghi-vo-hai

Ảnh minh họa

Khi hít bóng cười người chơi sẽ thấy sảng khoái cứ thế tuôn cười không thể kiểm soát được, sau đó hoàn toàn chìm đắm trong ảo giác, những đê mê về mọi thứ xung quanh.

Các bác sĩ trên thế giới cũng từng cảnh báo rằng, việc hít bóng cười hay khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nhất nếu lạm dụng là dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Hít khí này vào cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, khí cười N2O là nhóm chất gây nghiện, thuộc nhóm gây ảo giác có xu hướng tăng liều, người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự heroin.

Đây là lý do nhiều người lúc đầu chỉ sử dụng bóng cười cho vui, cho rằng vô hại vì hết cười lại bình thường. Nhưng xu hướng sẽ tăng liều dần và gây nguy cơ ngộ độc. Trong trường hợp cười do hít bóng cười, việc cười quá mức, liên tục cũng đã có thể gây ngạt do thiếu ôxy. Nếu trên cơ địa có bệnh đường hô hấp thì rất nguy hiểm, có thể bị ngạt, suy hô hấp.

Việc sử dụng N2O kéo dài hoặc lạm dụng với mục đích giải trí không được kiểm soát có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh, tim mạch, ức chế não, thậm chí gây tử vong.

Khuyến cáo: Người dân không nên giải trí bằng bóng cười!

nhung-he-luy-khung-khiep-khi-gioi-tre-hit-bong-cuoi-nhieu-nguoi-van-nghi-vo-hai

Ảnh minh họa

Trước những hậu quả khó lường như kể trên, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân không nên giải trí bằng bóng cười, không nên dại dột thử rồi thành thật, bị lạm dụng lúc nào không hay. Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp thì người dùng cũng sẽ bị giảm nhận thức, tầm nhìn và thính giác.

Với những người bị bệnh về tim mạch, hen suyễn và các bệnh liên quan tới đường hô hấp nếu sử dụng và tiếp xúc với khí N2O có thể bị nguy hiểm tới tính mạng. Đáng sợ là khí N2O cũng có thể gây ảo giác, có dấu hiệu tượng tự như ma túy tổng hợp và cũng gây nghiện.

Vì thế cần đặc biệt lưu ý, không cho trẻ nhỏ sử dụng tránh gây ra những hậu quả khôn lường. Đồng thời, nên có lối sống lành mạnh bằng việc tập thể dục thể thao, ăn uống và sinh hoạt điều độ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Hệ lụy từ những vụ hành hung bác sĩ trong lúc cứu người: Cần có biện pháp mạnh để bác sĩ không phải đối mặt với hiểm nguy

Theo GiaDinh