Nhìn cảnh săn bắt cá heo cực kì dã man tại Nhật, những người thích món ăn từ loài cá này sẽ bị ám ảnh suốt đời

Nhìn những hình ảnh của cuộc thảm sát cá heo đẫm máu vào tháng 9 hằng năm tại Nhật Bản, nhất là cảnh đàn cá con chui rúc để mẹ chúng vỗ về trước bị thảm sát khiến nhiều người từng ăn món cá này ám ảnh và day dứt.

Đã thành thông lệ, từ tháng 9 đến tháng 2 hàng năm, người dân ở vịnh Taiji, Nhật Bản lại bước vào mùa săn cá heo. Đó là thời điểm hàng nghìn con cá bị lùa vào vịnh. Những con cỡ lớn sẽ bị bắt giết, xẻ thịt phục vụ cho thực khách trên khắp thế giới. Còn cá heo cỡ nhỏ, có vẻ ngoài dễ thương được giữ lại, bán cho các công viên thủy sinh và chấp nhận cuộc sống cầm tù vĩnh viễn. Trong khi đó, nếu ở môi trường sống tự nhiên ngoài đại dương, chúng sẽ tự do di chuyển trung bình 80 km mỗi ngày.

nhin-canh-san-bat-ca-heo-cuc-ki-da-man-tai-nhat-nhung-nguoi-thich-mon-an-tu-loai-ca-nay-se-bi-am-anh-suot-doi

Mùa thảm sát cá heo ở Taiji lại sắp bắt đầu.

Theo quy định hạn ngạch, ngư dân Taiji được đánh bắt 1.749 cá heo hoặc cá voi nhỏ thuộc 9 loài khác nhau trong suốt mùa đánh bắt kéo dài 6 tháng.

Mặc dù ngư dân địa phương đã cẩn thận dựng lên một lượng bạt lớn tuy nhiên lại không thể che giấu được hoàn toàn cuộc tàn sát dã man diễn ra ở nơi đây. Ngay cả khi đứng trên đỉnh núi bạn cũng có thể nghe thấy giọng nói của những thợ săn cá heo, cũng như cảm nhận được sự kháng cự của cá heo phát ra để được sinh tồn và tự do.

Những thợ săn cá heo nhảy xuống nước từ khe hở của bạt, tay cầm dao phay đâm xuống. Vài phút sau, vùng nước xanh ngắt xung quanh đột nhiên biến thành màu đỏ thâm, trong không khí trong lành của buổi sáng tràn ngập mùi máu tanh.

nhin-canh-san-bat-ca-heo-cuc-ki-da-man-tai-nhat-nhung-nguoi-thich-mon-an-tu-loai-ca-nay-se-bi-am-anh-suot-doi

Vùng nước đẫm màu máu, còn không khí sặc mùi máu tanh

Công việc đi săn cá heo bắt đầu từ sáng sớm, thường trước cả khi mặt trời lên. Một nhóm nhỏ ngư dân đem theo chục thuyền máy và hướng ra khu vực có nhiều cá heo đang di cư.

Khi ổ cá heo được phát hiện, ngư dân sẽ hạ thấp sào làm bằng kim loại không gỉ xuống nước và dùng búa gõ. Tiếng động làm gián đoạn khả năng định vị dưới nước của cá heo khiến chúng hoảng sợ. Nhờ vậy, đám cá heo bị dụ hướng về phía vịnh.

Lúc đó, những con cá heo đã bị kích động nên ngư dân để chúng bình tĩnh lại trong một đêm. Sáng hôm sau, họ quay lại giết cá heo trong vịnh. Trước đây, họ sử dụng móc sắt để đâm cá heo làm chúng mất máu tới chết và vùng nước xung quanh nhuốm màu đỏ thẫm.

Nhiều cuộc biểu tình và chỉ trích đã chống lại hoạt động tàn nhẫn này buộc các ngư dân phải tìm cách đánh bắt khác.

Ngày nay, những con cá heo bị giết bằng cách chọc một móc câu vào cổ sâu tới cuống phổi khiến chúng chết chỉ trong vài giây nhưng thực tế, cá heo vẫn quẫy đau trong vài phút sau đó. Để ngăn máu chảy ra làm đỏ cả vùng nước, ngư dân phải đặt nút bằng gỗ vào vết thương của cá.

Tháng 9/2019, một đoạn video ghi lại hình ảnh đau lòng cho thấy đàn cá voi hoa tiêu bị dồn vào một vịnh nhỏ gần Taiji, Nhật Bản trước khi bị giết chết.

Các nhà quan sát của tổ chức từ thiện Dolphin Project cho biết 8 con trong đàn đã bị đem đi nuôi, số còn lại bị giết.

nhin-canh-san-bat-ca-heo-cuc-ki-da-man-tai-nhat-nhung-nguoi-thich-mon-an-tu-loai-ca-nay-se-bi-am-anh-suot-doi

Đàn cá voi bơi lại gần nhau trước khi bị giết. Ảnh: Dolphin Project.

Cảnh quay cho thấy trước khi chết dưới tay thợ săn, gia đình cá voi đã cố gắng an ủi, vỗ về nhau.

Tổ chức từ thiện Dolphin Project của Mỹ cho biết cá voi mẹ đã cọ mình vào các thành viên trong gia đình trong giờ phút sinh tử.

Vụ thảm sát cá voi diễn ra vào ngày 11/9, một ngày sau khi đoạn phim được thực hiện. Cá voi mẹ cũng nằm trong số những con bị giết.

Mỗi con cá heo đáng giá 500 USD nếu lấy thịt. Một con cá heo mũi chai, loài vật dễ huấn luyện nhất có giá từ 8.000 tới 10.000 USD, và hơn 40.000 USD sau khi huấn luyện, theo các chuyên gia.

nhin-canh-san-bat-ca-heo-cuc-ki-da-man-tai-nhat-nhung-nguoi-thich-mon-an-tu-loai-ca-nay-se-bi-am-anh-suot-doi

Cá heo bị bắt giữ ở Taiji đang được huấn luyện trước khi bị bán cho các công viên thủy cung. Các thủy cung tại Trung Quốc đã trở thành nguồn khách hàng chính cho hoạt động bắt nhốt cá heo hàng năm ở đây. Ảnh: Washington Post.

Những con cá heo đang khỏe mạnh này chủ yếu được gửi sang Trung Quốc, nơi có nền giải trí thủy cung đang tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp những đạo luật quốc tế đang quay lưng với việc đánh bắt cá heo tại Taiji.

Trong năm 2017 và 2018, riêng Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 200 cá heo và cá voi sống từ Nhật Bản, theo thống kê thương mại.

Trung Quốc đã và đang trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng đối với cá heo và cá voi sống từ Nhật Bản.

"Lễ hội cá heo" này gặp phải rất nhiều sự phản đối mạnh mẽ từ các tổ chức môi trường trên thế giới. Hàng triệu người, các nhà hoạt động vì động vật cùng nhiều tổ chức yêu cầu ngừng săn cá heo. Tuy nhiên, cuộc tàn sát vẫn diễn ra, đây là một ngành công nghiệp kiếm đến hàng triệu USD và được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ. Hoạt động này ở Nhật Bản đã trực tiếp dẫn đến cái chết của hàng triệu con cá voi và cá heo.

nhin-canh-san-bat-ca-heo-cuc-ki-da-man-tai-nhat-nhung-nguoi-thich-mon-an-tu-loai-ca-nay-se-bi-am-anh-suot-doi

Những thuyền đánh cá đậu sát bãi cá với lưới giăng sẵn để bẫy cá heo tại Taiji, Nhật Bản ngày 2/9 - một hoạt động săn cá heo thường niên đang gây phẫn nộ toàn cầu. Ảnh: Washington Post.

Cộng đồng quốc tế lên án khi mà việc giết mổ cá heo tại Nhật Bản đang ngày càng gia tăng. Trong bộ phim tài liệu Dolphin Abattoir, các nhà sản xuất đã sử dụng máy bay trực thăng RC và camera giấu dưới nước để ghi lại hành vi của cá heo và bị các nhà bảo vệ động vật phương tây phản đối mạnh mẽ.

Nhiều người nổi tiếng cũng đã tham gia vào đội ngũ lên án hành vi này. Ngôi sao người Mỹ Kirsti Avery cũng bình luận trên Twitter: "Hàng trăm con cá heo đang chờ bị tàn sát, cần ngăn chặn hành vi này". Năm 2009, bộ phim điện ảnh Mỹ "Vịnh cá heo" đã cho thế giới thấy cảnh giết cá heo đẫm máu và bộ phim cũng đã giành được giải Oscar.

Theo GiaDinh