Người mẹ U40 mất vì ung thư dạ dày do bỏ lỡ một việc quan trọng nhiều người cũng quên

Người mẹ U40 mất vì ung thư dạ dày do bỏ lỡ một việc quan trọng nhiều người cũng quên

Vì từ chối làm nội soi dạ dày, sau một năm người phụ nữ chết vì ung thư dạ dày

Bác sĩ Trần Nghị Bằng, giám đốc điều hành của Bệnh viện quốc tế Kang Dafu cho biết: “Đừng nên có suy nghĩ bệnh ung thư cách chúng ta rất xa, tôi là bác sĩ khoa tiêu hóa đã hơn 20 năm, người trẻ tuổi mắc các bệnh đường tiêu hóa như ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày… tôi đã gặp rất nhiều. Trường hợp gần đây khiến tôi thương xót nhất chính là một bà mẹ trẻ”.

nguoi-me-u40-mat-vi-ung-thu-da-day-do-bo-lo-mot-viec-quan-trong-nhieu-nguoi-cung-quen

Ngày nay rất nhiều người trẻ bị ung thư đường tiêu hóa. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Trần Nghị Bằng nói: “Lần đầu tiên người phụ nữ này đến gặp tôi là vì chú và bác của cô ấy bị mắc bệnh ung thư dạ dày. Tôi nói rằng, cô ấy nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày, vì tiền sử gia đình có người mắc ung thư, kiến nghị cô mỗi năm làm nội soi dạ dày một lần”.

Sau khi nghe lời khuyên của bác sĩ Trần, người phụ nữ này cũng đi nội soi dạ dày. Năm thứ nhất, nội soi không có vấn đề gì. Năm thứ hai nội soi cũng không có vấn đến gì. Tuy nhiên, đến năm thứ ba người phụ nữ này không làm nội soi dạ dày, đến năm thứ tư đi kiểm tra mới phát hiện thấy hạch bạch huyết mạc treo sưng to.

nguoi-me-u40-mat-vi-ung-thu-da-day-do-bo-lo-mot-viec-quan-trong-nhieu-nguoi-cung-quen

Người phụ nữ bị ung thư dạ dày và chết sau hơn 1 năm điều trị. (Ảnh minh họa)

"Nếu đứa trẻ vài tuổi xuất hiện hạch bạch huyết mạc treo sưng to, bình thường không có vấn đề, nhưng đối với người trưởng thành, điều này rất nguy hiểm, chủ yếu liên quan đến ung thư”, bác sĩ Trần nói. Sau đó, nội soi dạ dày chẩn đoán chính xác người phụ nữ bị ung thư dạ dày - Borrmann loại III, một loại ung thư dạ dày tiến triển với mức độ ác tính tương đối cao.

Sau khi chẩn đoán, người phụ nữ đã được khám bởi các chuyên gia giỏi nhất trong và ngoài nước, dùng rất nhiều loại thuốc hóa trị tốt nhất vào thời điểm đó. Đáng tiếc, sau 1 năm 3 tháng người phụ nữ qua đời ở tuổi 37 và đứa con mới học tiểu học.

Bác sĩ Trần cho biết: Nếu cô ấy tiếp tục làm nội soi dạ dày trong năm thứ ba, thì bi kịch sẽ không xảy ra. Tôi đã hỏi người bệnh tại sao đến năm thứ 3 không đi nội soi dạ dày, lý do của cô ấy đưa ra cũng giống rất nhiều người đó là – nội soi dạ dày rất khó chịu, sau 2 năm liên tiếp nội soi kết quả bình thường nên cô ấy đã không cảnh giác.

Sau 30 tuổi nhất định phải nội soi đường tiêu hóa

Bác sĩ Trần Nghị Bằng chia sẻ: “Mọi người không nên bỏ qua nội soi đường tiêu hóa, sau 30 tuổi bất luận có triệu chứng hay không, gia đình có tiền sử bị ung thư hay không đều nên làm kiểm tra nội soi đường tiêu hóa”.

nguoi-me-u40-mat-vi-ung-thu-da-day-do-bo-lo-mot-viec-quan-trong-nhieu-nguoi-cung-quen

Bác sĩ kiến nghị mọi người sau 30 tuổi đều nên đi nội soi dạ dày.

Lý do tại sao bác sĩ Trần Nghị Bằng khuyến cáo mọi người cần phải nội soi đường tiêu hóa, bởi hiện nay tỷ lệ người mắc các bệnh ung thư về đường tiêu hóa tương đối nhiều, do vậy nội soi đường tiêu hóa có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tỷ lệ người tử vong.

Theo bác sĩ Thiệu Học Quân, Giám đốc khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc, tầm quan trọng của nội soi đường tiêu hóa là không chỉ phát hiện các tổn thương tiền ung thư, bệnh ung thư có thể được tiêu diệt ở trạng thái "nảy mầm", còn có thể tiến hành phẫu thuật nội soi để cắt bỏ khối u sớm.

Tuy nhiên, khi nói đến nội soi dạ dày, nhiều người cảm thấy nội soi dạ dày quá đau đớn và không muốn làm. Hiện tại, các bác sĩ có thể sử dụng một liều thuốc gây tê tác dụng ngắn được tiêm tĩnh mạch để giúp bệnh nhân nhanh chóng vào trạng thái ngủ để tiến hành nội soi mà không gây khó chịu cho bệnh nhân.

Nội soi dạ dày không đau thích hợp cho bệnh nhân bị căng thẳng tâm lý và rụt rè. Nhưng đám đông không thích hợp cho nội soi dạ dày không đau, dị ứng thuốc an thần; rối loạn chức năng tim phổi nghiêm trọng; mang thai, cho con bú; béo phì quá mức,...

nguoi-me-u40-mat-vi-ung-thu-da-day-do-bo-lo-mot-viec-quan-trong-nhieu-nguoi-cung-quen

Bác sĩ Thiệu Học Quân.

Để phòng các bệnh về đường tiêu hóa, cần lưu ý:

- Hạn chế dùng thực phẩm có chứa aflatoxin, nitrosamine (trong thực phẩm ướp muối, lên men, hun khói), nấm mốc và các chất độc hại khác. Không dùng các thực phẩm nghi ngờ bị hỏng hoặc bảo quản quá lâu ngày.

- Nên dùng rau quả, thực phẩm có nhiều chất xơ, selen, vitamin A, C có khả năng phòng chống ung thư tiêu hóa: trà xanh, súp lơ xanh, ngũ cốc, các loại rau xanh, cà tím...

- Thận trọng khi dùng các sản phẩm nhựa để đựng, che phủ thức ăn; đặc biệt là dùng sản phẩm nhựa để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng.

- Hạn chế tối đa thuốc lá và rượu.

- Thận trọng với tất cả cơn đau về tiêu hóa; không tự ý dùng thuốc cho tiêu hóa.

- Khám sức khỏe tổng quát thường xuyên ít nhất từ 6 tháng đến một năm để phát hiện điều trị sớm các bệnh lý về tiêu hóa và ung thư.

Theo Khám phá