Nắng nóng có loại nước rẻ tiền làm từ rau sam dễ uống nhưng rất hiệu quả trị rôm sảy, ngứa ngáy và nhiều bệnh khác

Các lương y thường bảo nhau, thời bây giờ thuốc quý thì dẫm dưới chân , còn thuốc độc thì đưa lên mồm ... quả không sai chút nào về loại nước rẻ tiền làm từ rau sam.

Rau sam - cứu tinh trong mùa nóng

Cuối tuần về quê thấy đàn chó 6 con đã chết 2 con do bị đi kiết vì nắng nóng. Mẹ tôi nhìn đàn chó con mà xót xa sợ nắng nóng kỷ lục thế này thì chúng chết hết. Tôi bảo mẹ ra tìm ngay rau sam nấu canh trộn với cơm cho chó ăn. Mấy ngày sau thấy mẹ điện ra vui vẻ khoe là cho ăn rau sam nên đã cứu được 4 chó con rồi.

Mấy hôm nay nắng nóng cao điểm, chị hàng xóm sang kêu cứ đi nắng về là chỗ cạp quần, dây áo lót sưng đỏ, mặt cổ bì bì, ngứa ngáy rất khó chịu. Mấy đồng nghiệp của chị người thì mọc mụn mặt, người da mặt ngứa râm ran, người thì cổ, trán nổi rôm sảy, không thì cũng dị ứng, ngứa ngáy khắp người…

Tôi bảo chị ấy đó là hiện tượng nóng nhiệt trong người quá mà phát mụn nhọt, rôm sảy... và xảy ra không chỉ ở trẻ em, mà nhiều người lớn cũng rất khó chịu.

nang-nong-co-loai-nuoc-re-tien-lam-tu-rau-sam-de-uong-nhung-rat-hieu-qua-tri-rôm-say-ngứa-ngay-va-nhiều-bênh-khac

Nắng nóng làm nhiều người khổ sở vì ngứa ngáy, rôm sảy. Ảnh minh họa.

Mùa hè nóng nực trẻ em và người lớn dễ bị nóng trong, bị rôm sảy mụn nhọt, bị kiết lị, hoặc táo bón do ăn nhiều đồ ngọt, các hoa quả nóng như mận, xoài, cóc, mít, dứa, sầu riêng, vải, nhãn...

Trong dân gian từ xưa các cụ hay dùng món rau sam để đối trị các chứng bệnh mùa hè trên, và tôi bày cho chị hàng xóm cách dùng rau sam ăn uống trị các chứng mẩn ngứa đó, còn khuyên chị ấy mang cách này chia sẻ cho nhiều người.

Cây rau sam là thảo dược, mà đã có dược tính thì con người, động vật đều dùng được. Rau sam trong dân coi là rau dại hay mọc ở bãi đất trống hoặc ven đường, góc vườn, góc sân bất kể chỗ nào cũng mọc rất nhiều.

Nhưng với các thầy thuốc Đông y thì rau sam là vị thuốc quý chữa trị rất nhiều bệnh. Rau sam có khả năng sống rất mãnh liệt, từ trẻ con tới người già ở nông thôn ai ai cũng biết... nên rất dễ kiếm, dễ sử dụng.

nang-nong-co-loai-nuoc-re-tien-lam-tu-rau-sam-de-uong-nhung-rat-hieu-qua-tri-rôm-say-ngứa-ngay-va-nhiều-bênh-khac

Rau sam rất dễ nấu món ăn. Ảnh minh họa.

Rau sam còn được trồng để bán ra chợ. Gọi là "rau" vì người dân hay dùng luộc, nấu canh, xào tỏi để ăn cơm rất ngon. Với trẻ em các lương y hay dùng rau sam nhất, bằng cách bảo các bà, các mẹ đun nước cây rau sam cho trẻ uống mỗi khi sức khỏe có vấn đề, nhất là vào mùa hè oi bức, hay mắc mẩn ngứa, mụn nhọt, đi kiết...

Rau sam dùng cả cây, trừ phần rễ, thu hái quanh năm, và chỉ dùng loại có thân to, đỏ tươi. Thu hái rau sam đỏ xong có thể dùng tươi, hoặc phơi khô để dùng dần, nhưng cần bảo quản ở nơi khô ráo để không bị mốc. 

nang-nong-co-loai-nuoc-re-tien-lam-tu-rau-sam-de-uong-nhung-rat-hieu-qua-tri-rôm-say-ngứa-ngay-va-nhiều-bênh-khac

Rau sam cũng được xem là "siêu thực phẩm" vì nhiều tính năng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là thành phần hoạt chất có chứa melatonin, hormon của rau giúp điều hòa giấc ngủ, tập trung, tỉnh táo và rất nhiều tác dụng khác.

Dược lý của cây rau sam giúp trị nóng trong người, mẩn ngứa ngoài da, tăng cường trí nhớ, kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt, trị tiêu hóa kém, viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm giun sán, lỵ, đầy bụng, ăn không tiêu…

Y học hiện đại cũng phát hiện rau sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn thương hàn và trực khuẩn lỵ. Chiết xuất từ dược liệu rau sam có tác dụng ức chế trực khuẩn E. coli.

Hàm lượng acid béo Omega 3 trong rau sam có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ mạch máu, giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch, thải trừ độc tố bisphenol A giúp nâng cao thể trạng...

nang-nong-co-loai-nuoc-re-tien-lam-tu-rau-sam-de-uong-nhung-rat-hieu-qua-tri-rôm-say-ngứa-ngay-va-nhiều-bênh-khac

Rau sam chế biến được nhiều món ăn cho mùa hè. Ảnh minh họa.

Một số bài thuốc thông thường từ rau sam

Rau sam còn gọi là cây mã xỉ có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, nhuận tràng, thanh lọc cơ thể, tiêu thũng. Rau sam thường được dùng tươi, sắc uống, hoặc dùng ngoài da. 

Nếu dùng rau sam tươi, nên sử dụng 50 – 100g/ ngày. 

Rau sam có vị chua, nên rất tốt cho kích thích tiêu hóa. Rau sam cũng có kháng sinh tự nhiên nên có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột.

Rau sam có khả năng tiêu thũng nên trị các chứng mụn nhọt mẩn ngứa sưng đau ngoài da, các chứng đầy bụng, trướng bụng... rất hiệu quả. Nhiều năm làm bác sĩ tôi đã tổng kết được 3 tác dụng hiệu quả nhất ở cây rau sam là:

- Các bệnh viêm da như hăm, ghẻ lở, ngứa, mày đay, mụn nhọt... ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lấy rau sam nấu nước đặc, đun sôi kỹ để tắm. Hoặc rửa sạch rồi giã nát đắp lên vùng da bệnh rất nhanh khỏi.

- Bị kiết lị, thậm chí đi ngoài ra máu, ra bọt, ra chất nhầy... dùng rau sam ăn rất hiệu quả.

- Bệnh viêm nhiễm tiết niệu, tiểu vàng, tiểu ra máu, tiểu rát, trị ký sinh trùng đường ruột (giun kim, giun đũa, giun móc...) ăn rau sam trị rất hiệu quả. Ưu điểm của cách trị giun này là trẻ dưới 2 tuổi cũng dùng được, thay vì phải chờ trên 2 tuổi mới được dùng thuốc giun dạng viên. 

nang-nong-co-loai-nuoc-re-tien-lam-tu-rau-sam-de-uong-nhung-rat-hieu-qua-tri-rôm-say-ngứa-ngay-va-nhiều-bênh-khac

Rau sam luộc vị chua tự nhiên rất dễ ăn. Ảnh minh họa.

Trong Đông y rau sam có trong hàng trăm bài thuốc, nhưng có thể dùng chữa bệnh thông thường theo cách đơn giản sau:

1. Bài thuốc trị chứng bí tiểu và nhiễm trực khuẩn lỵ: Cây rau sam tươi và cỏ sữa lá nhỏ mỗi thứ 100g, sắc uống hằng ngày.

2. Bài trị sốt phát ban gây nổi mẩn trên da: Rau sam tươi vắt lấy nước cốt và uống trực tiếp, dùng bã xoa lên người (tập trung vào vùng cổ, nách và bẹn).

3. Bài thuốc chữa lị ở trẻ nhỏ rau sam tươi. Rửa sạch, để ráo và giã nát, vắt lấy nước cốt, đun sôi, thêm ít mật vào và cho trẻ uống.

4. Bài thuốc chữa lỵ cấp và mãn tính: 1kg rau sam tươi nấu với 3 lít nước lọc, sắc còn 1 lít. Mỗi lần dùng 700ml, ngày dùng 3 lần.

5. Bài thuốc chữa mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên nhọt.

6. Bài thuốc trị trướng bụng, đầy hơi và khó tiêu: 300g rau sam tươi chia 2 lần mỗi lần dùng 150g, rửa sạch, thái nhỏ và nấu với nước vo gạo nếp thành canh. Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi khỏi. Lưu ý nếu bụng đầy trướng khó giảm có thể dùng đến 400g rau sam/ ngày.

nang-nong-co-loai-nuoc-re-tien-lam-tu-rau-sam-de-uong-nhung-rat-hieu-qua-tri-rôm-say-ngứa-ngay-va-nhiều-bênh-khac

Rau sam giã nát lấy nước cốt uống, bã xoa lên vùng mẩn ngứa. Ảnh minh họa.

7. Bài thuốc trị sốt phát ban, nổi mẩn: Rau sam đem rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt để uống còn bã đem thoa lên người.

8. Đi tiểu buốt lấy rau sam giã rồi vắt lấy nước để uống.

9. Bị bệnh trĩ: Rau sam tươi luộc ăn hằng ngày để cải thiện bệnh, kết hợp nấu nước để xông và ngâm trong khoảng 1 tháng.

10. Rau sam giã nát với ít muối, đắp trực tiếp vào chỗ bị thương, hoặc vắt lấy nước uống. Lấy rau sam rửa sạch, dùng chày gỗ giã cho nát rồi phơi khô, dùng dần.

Các lương y thường bảo nhau, thời bây giờ thuốc quý thì giẫm dưới chân, còn thuốc độc thì đưa lên mồm .... quả không sai chút nào về loại nước rẻ tiền rau sam. Tuy nhiên nếu bạn muốn dùng rau sam để chữa bệnh cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý khi dùng bài thuốc từ rau sam:

Rau sam (còn gọi là mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái…) giàu chất xơ, vitamin C, B, A, khoáng chất. Với Đông y rau sam có vị chua, tính hàn và không có độc, tác dụng quy vào kinh Tỳ, Phế và Tâm…

Đặc tính dược lý của rau sam đa dạng, điều trị các chứng bệnh hay gặp như mẩn ngứa, mề đay, côn trùng cắn, nhiễm giun kim, giun đũa, đầy trướng bụng, bệnh trĩ…

Tính hàn của rau sam có thể thanh nhiệt trị các chứng nóng trong, nóng ngoài của mùa hè.

Tuy rau sam là vị thuốc nam quý, nhiều công dụng cho sức khỏe, nhưng khi dùng cần có tư vấn của bác sĩ để giảm nguy cơ phát sinh các tác dụng không mong muốn. Một số người không nên dùng rau sam như:

- Không dùng rau sam cho phụ nữ mang thai vì có tính hàn, tác dụng hoạt huyết mạnh.

- Thận trọng khi dùng cho người bị tiêu chảy và Tỳ Vị hư. Nếu dùng nên phối hợp với các vị thuốc cay và có tính ấm.

Theo GiaDinh