Mắt cá chân có biểu hiện này cảnh báo vấn đề về tim mạch

Sau đây là một số dấu hiệu bệnh tim thường xuất hiện ở mắt cá chân. Đây có thể là tình trạng đáng báo động về vấn đề tim mạch mà bạn không nên bỏ qua.

Theo ước tính của WHO, bệnh tim cướp đi sinh mạng của gần 18 triệu người mỗi năm, vì thế nó được xem là kẻ giết người thầm lặng. Bởi vì các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến căn bệnh này rất nhẹ trong giai đoạn đầu khiến chúng ta không để ý đến và khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn trầm trọng.

mat-ca-chan-co-bieu-hien-nay-canh-bao-van-de-ve-tim-mach

Mắt cá chân có thể là một dấu hiệu của bệnh tim

Khi thấy mắt cá chân bị sưng thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy trái tim của bạn cần được quan tâm nhiều hơn. Tức là mắt cá chân bị sưng mà không có bất kỳ chấn thương nào tạo ra hoặc đó là một vết bầm tím.

Thêm một dấu hiệu khác mà bạn không nên bỏ qua khi ấn tay vào vùng sưng tấy thì sẽ để lại vết lõm rất lâu mới trở lại bình thường.

Ví dụ như khi bạn đi tất, bạn sẽ thấy vết lõm hiện lên rõ rệt. Thông thường vết lõm này sẽ biến mất sau khi bạn bỏ tất ra, thế nhưng nếu biểu hiện này tồn tại lâu hơn, thì cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ.

Phù ngoại vi

Khi tình trạng đó xuất hiện ở mắt cá chân đó là dấu hiệu của phù ngoại vi. Tình trạng này xảy ra khi chất lỏng tụ lại trong mô và biểu hiện rõ rệt ở tay và chân. Khi đó ở tay và chân có cảm giác nặng nề.

Phù ngoại vi có thể là dấu hiệu của vấn đề giữ nước nhẹ hoặc cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh nghiêm trọng như bệnh tim. Ngoài ra, biểu hiện này xảy ra cũng có thể là để phản ứng với dị ứng nào đó của cơ thể.

mat-ca-chan-co-bieu-hien-nay-canh-bao-van-de-ve-tim-mach

Phù ngoại vi cho thấy điều gì?

Phù ngoại vi có thể cho thấy suy tim sung huyết. Khi tim suy yếu, lượng máu bơm vào sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó khiến chất lỏng tích tụ dẫn đến phù chân.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu phổ biến của bệnh tim là:

Ho, không tự khỏi. Thở khò khè. Thay đổi cân nặng không giải thích được. Tâm trạng thất thường.

Các bệnh khác liên quan đến phù ngoại vi

Ngoài bệnh tim, các bệnh khác liên quan đến phù ngoại biên là giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh thận, giảm protein trong máu và bệnh gan. Nó cũng cảnh báo tình trạng bệnh phổi nghiêm trọng được gọi là khí phế thũng.

Nguyên nhân phổ biến nhất của phù ngoại biên là suy tĩnh mạch và có liên quan đến tuổi già. Người mắc các bệnh cơ bản khác như suy tim, suy thận, suy gan và chấn thương dễ xuất hiện tình trạng này.

Làm thế nào để duy trì sức khỏe tim mạch tốt?

Ngoài việc sống lành mạnh, chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục mỗi ngày  bạn cũng nên để ý đến những thay đổi nhỏ của cơ thể. Đó là những điều cần thiết để giữ cho tim được hoạt động tốt./.

Theo GiaDinh