Lũ lụt tồi tệ ở Trung Quốc: Mưa dữ dội làm vỡ bờ hồ lớn nhất thế giới, người dân khóc ròng vì mất tất cả

Lũ lụt ở Trung Quốc trong suốt gần 3 tháng qua đã gây nên nỗi ám ảnh cho người dân nước này. Nước lớn phá hủy hồ đập và những con sông lớn khiến người dân mất hết tất cả.

Sau gần 3 tháng mưa lớn đi qua, người dân Trung Quốc đã chịu sự thiệt hại lớn về của cả vật chất. Trận đại hồng thủy kéo dài khiến mực nước sông Trường Giang cùng đập Tam Hiệp bị đe dọa. Những người dân sống nhờ vào nguồn lợi từ con sông này đã vô cùng khổ sở khi rơi vào cảnh trắng tay.

Hiện tại, chính phủ Trung Quốc đang phải gồng mình chống lại lũ lụt làm ngập 27 trong số 31 tỉnh thành, ảnh hưởng đến 37 triệu người.

lu-lut-toi-te-o-trung-quoc-mua-du-doi-lam-vo-bo-ho-lon-nhat-the-gioi-nguoi-dan-khoc-rong-vi-mat-tat-ca

Bờ hồ Bà Dương tỉnh Giang Tây bị vỡ.

Không chỉ qua số liệu thống kê, nhiều kênh truyền thông phương Tây đã vào đã đến tận hiện trường để phản ánh tình hình thực tế. Tờ CNN Business đã có một cuộc phỏng vấn với người dân ở vùng thiệt hại nhất Trung Quốc.

Đó là khu vực bờ hồ Bà Dương - Quảng Tây, phóng viên CNN Business đã cuộc trò chuyện với người nông dân tên Bao. Người này kể nước lũ quá lớn đã làm vỡ bờ hồ Bà Dương - hồ lớn nhất thế giới.

Sự cố vỡ bờ hồ đã khiến hàng nghìn mẫu đất nông nghiệp ở nơi được gọi là "vùng đất của cá và lúa gạo" bị phá hủy. Được biết, đây là nơi cung cấp 70% lúa gạo của Trung Quốc. Gia đình anh Bao - người chia sẻ với CNN Business cũng bị thiệt hại cực kỳ nặng nề.

lu-lut-toi-te-o-trung-quoc-mua-du-doi-lam-vo-bo-ho-lon-nhat-the-gioi-nguoi-dan-khoc-rong-vi-mat-tat-ca

Nhiều nông dân trắng tay trong trận lũ lụt tồi tệ.

Cụ thể, trận lũ lụt tồi tệ này đã nhấn chìm nông trại của anh Bao và hơn 5 triệu ha đất trồng trọt. Bao cho biết đây là thiên tai tồi tệ nhất mà Trung Quốc phải trải qua trong nhiều năm qua. Bao cho biết người nông dân ở đây mất trắng và chẳng thu được gì ngoài nước. Đất đai, hoa màu, lúa đang nằm sâu trong nước.

Bộ Quản lý Tình trạng khẩn cấp của Trung Quốc ước tính thiệt hại do mưa lũ gây ra, tính đến ngày 29/7, khoảng 368.000 ngôi nhà bị hư hại và thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới 144,43 tỉ nhân dân tệ (khoảng 20,66 tỉ USD).

Trước ngày 29/7, lũ lụt đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 23,8 triệu người tại 24 tỉnh của Trung Quốc. Tổng cộng có 31 người được báo là mất tích hoặc đã chết và 2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 64,4 tỉ nhân dân tệ (9 tỉ USD).

Đó là con số thiệt hại nhưng sau trận lũ lụt tồi tệ, Trung Quốc còn đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Vấn đề an ninh lương thực khiến nhiều người lo ngại vì tăng trưởng GDP nông nghiệp đang giảm vì mưa lũ. Chưa kể, việc khắc phục các công trình di sản có niên đại hàng trăm, nghìn năm của Trung Quốc cũng là một thách thức với đất nước đông dân nhất thế giới này.

lu-lut-toi-te-o-trung-quoc-mua-du-doi-lam-vo-bo-ho-lon-nhat-the-gioi-nguoi-dan-khoc-rong-vi-mat-tat-ca

Di sản có niên đại 100 năm được di chuyển trong 9 ngày làm việc liên tục.

Mới đây, để giữ được tòa nhà cổ có niên đại hàng trăm năm ở Chiết Giang thoát khỏi cảnh lũ lụt nhấn chìm, chính phủ Trung Quốc đã phải mất 9 ngày dùng hết công sức để di chuyển tòa nhà ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều di sản có niên đại khác khó được cấp cứu vì vượt ngoài sức lực của con người.

Đỗ Quyên (th)

Theo GiaDinh