Loại thịt này là "thuốc quý" của bệnh nhân tiểu đường, lại giúp bổ thận, tráng dương: Hãy nhớ 1 nguyên tắc quan trọng khi ăn

Theo y học cổ truyền, thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng, lợi tiểu, chữa cam, suy dinh dưỡng ở trẻ em, phiền nhiệt, hư lao, ngứa lở…

Trong mâm cơm hàng ngày của người Việt, thịt lợn, thịt gà, thịt bò là những loại thịt phổ biến nhất và cũng được coi là bổ dưỡng. Nhưng nhiều gia đình quên mất một loại thịt bổ dưỡng không kém, đó là  thịt ếch.

Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, thịt ếch còn có tác dụng chữa bệnh. Trong thịt ếch có chứa nhiều sắt, đồng, magie, kẽm, selen, các loại vitamin, protein, chất béo, biotin, caroten. Thịt ếch là thực phẩm phù hợp với sức khỏe của người tiểu đường, tuy nhiên nhóm người này nên loại bỏ da khi sử dụng.

loai-thit-nay-la-thuoc-quy-cua-benh-nhan-tieu-duong-lai-giup-bo-than-trang-duong-hay-nho-1-nguyen-tac-quan-trong-khi-an

Theo y học cổ truyền, thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng, lợi tiểu, chữa cam, suy dinh dưỡng ở trẻ em, phiền nhiệt, hư lao, ngứa lở…

Tận dụng thịt ếch, vừa tốt cho người tiểu đường, vừa giải độc, chữa suy nhược

1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Cách làm: Dùng 100g thịt ếch, 200g bí đỏ, tỏi, gia vị. Mang đi nấu canh, hầm lửa nhỏ trong 30 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn. Mỗi tuần thực hiện 2-3 lần, sẽ có công dụng ích khí dưỡng âm, giải khát, giảm đường huyết.

2. Chữa suy nhược cơ thể cho trẻ

Cách làm: Dùng 100g thịt ếch, 100g gạo. Mang đi nấu cháo, thêm hành, gia vị, ăn lúc nóng. Sử dụng mỗi ngày, kéo dài 1 tuần để có hiệu quả.

3. Bổ sức khỏe sau khi ốm dậy

Cách làm: Dùng 100g thịt ếch đem chặt nhỏ, xào cùng hành tây.

Hoặc: Dùng 100g thịt ếch, ướp với xì dầu, đường, gừng đem hấp cơm cho chín.

Ăn nóng trong bữa cơm, ngày 1 lần. Ăn liền 1 tuần.

loai-thit-nay-la-thuoc-quy-cua-benh-nhan-tieu-duong-lai-giup-bo-than-trang-duong-hay-nho-1-nguyen-tac-quan-trong-khi-an

4. Giải độc

Cách làm: 100g thịt ếch, 5g bột sa nhân, 1 cái lá sen, 150g gạo tẻ. Nấu cháo ếch xong cho sa nhân vào, lấy lá sen đậy nồi. Hầm thêm 5 phút, để cháo nguội, bỏ lá sen, nêm gia vị.

5. Bổ thận, tráng dương

Cách làm: Thịt ếch, nấm rơm, thịt chim sẻ, mỗi thứ lượng bằng nhau. Cho vào xào cùng ăn với cơm. Có thể ăn thường xuyên.

Thịt ếch rất bổ dưỡng nhưng phải nhớ 1 nguyên tắc quan trọng khi ăn

Dù là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng ếch cũng là loài vật dễ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh nhất từ môi trường. Do đó, nguyên tắc quan trọng cần nhớ khi ăn ếch đó là phải sơ chế sạch sẽ.

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết): Do ếch là loài động vật lưỡng cư, lúc sinh sống dưới nước, lúc lại sống trên cạn. Chúng chủ yếu sống ở những môi trường ẩm ướt, là điều kiện tốt để các loài ký sinh trùng sinh sôi nảy nở.

loai-thit-nay-la-thuoc-quy-cua-benh-nhan-tieu-duong-lai-giup-bo-than-trang-duong-hay-nho-1-nguyen-tac-quan-trong-khi-an

PGS. TS Thịnh cho biết, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như giữ sức khỏe khi ăn, mọi người nên nhớ:

- Đảm bảo ăn chín uống sôi, chỉ ăn khi thịt ếch đã chín kỹ. Tuyệt đối không ăn thịt ếch sống hay dùng thịt ếch sống đắp lên mắt để chữa bệnh đau mắt như quan niệm của một số người.

- Khi sơ chế cần tránh dùng chung giao thớt giữa thịt chín và thịt sống kẻo lây nhiễm chéo. Khu vực sơ chế cần sạch sẽ, đảm bảo.

- Nếu nhận thấy những vùng màu trắng trên thịt cần loại bỏ những cá thể sán, hoặc khứa bỏ những vùng có sán đó.

- Sơ chế ếch cần làm sạch ruột và tách những đường gân chỉ trên đùi ếch để loại bỏ những ấu trùng sán ẩn ở bên trong trước khi chế biến thành món ăn.

- Cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm và chế biến đối với loại ếch nhập lậu không rõ nguồn gốc. Nên chọn mua ếch ở nơi uy tín, sạch sẽ.

- Nhóm người không nên ăn ếch: Do thịt ếch có tính lạnh nên người trúng phong hàn hay mắc chứng cúm không nên ăn thịt ếch, hoặc người viêm đa khớp dạng thấp cũng cần phải tránh xa.

Theo GiaDinh