Lá tía tô và công dụng bất ngờ trong việc phòng và chữa bệnh

Ngoài công dụng làm gia vị cho các món ăn hàng ngày ra thì tía tô còn có công dụng như một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời.

la-tia-to-va-cong-dung-bat-ngo-trong-viec-phong-va-chua-benh

Lá tía tô được sử dụng như một vị thuốc để phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả (Ảnh minh họa)

Cây tía tô còn có tên gọi khác là cây tử tô, tô ngạnh và tô diệp, tùy thuộc và những vùng miền khác nhau mà có cách gọi khác nhau. Cây tía tô còn có tên khoa học là Perilla frutescens thuộc họ hoa môi Labiatae. Với tính ấm, vị cay và nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao nên loại thực phẩm này mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho người sử dụng.

Chữa bệnh gout

Tía tô có chứa 4 loại chất làm giảm hiệu quả Emzym xanhthine oxydase- nguyên nhân hình thành nên acid uric gây ra bệnh gout. Nhờ đó mà acid uric được duy trì ở mức ổn định. Ngoài ra, tía tô còn giúp làm giảm đau gián mạch, ngăn chặn nhiễm khuẩn, do đó các bệnh nhân bị gout sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Theo kinh nghiệm dân gian để lại, những người bị bệnh gout có thể nhai nuốt sống để ngăn chặn mỗi khi cơn đau ập đến và nếu thường xuyên xử dụng nước là tía tô để uống hàng ngày có thể giúp giảm dần các cơn đau.

Chữa cảm mạo

Tía tô được biết đến với công dụng hữu hiệu nhất là chữa trị cảm mạo, loại lá này rất tốt để giải cảm, hạ sốt, nhức đầu, hen suyễn,… Để giải cảm bằng lá tía tô, bạn có thể sử dụng nó với hai phương pháp là xông và nấu cháo.

Đối với phương pháp xông: bạn chỉ cần chuẩn bị lá tía tia với một ít lá sả và lá hương nhu đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Sau khi các nguyên liệu được làm sạch và cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi nào sôi thì tắt bếp. Khi xông thì trùm chăn kín và từ từ mở vung để cho hơi trong nồi thoát ra dao cng vừa ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.

Nấu cháo: cần chuẩn bị thịt nạc xay lá tía tô và gạo, với cách này thì bạn nấu cháo thịt xay như bình thường, khi ăn thì trộn thêm lá tía tô non thái chỉ vào ăn cùng.

Giảm đau dạ dày

la-tia-to-va-cong-dung-bat-ngo-trong-viec-phong-va-chua-benh

Lá tía tô giúp làm giảm các cơn đau dạ dày (Ảnh minh họa)

Lá tía tô có tác dụng giúp giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày và ruột. Nhờ vào thành phần trong la tía tô gồm flavonoid, axit rosmarinic và acid caffeic. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, bụng sôi, cảm giác đầy,.. giúp tăng cường cơ vòng thực quản dưới, do đó ngăn ngừa trào ngược acid và chống co thắt hiệu quả.

Trị mẩn ngứa, mề đay

Người bị mề đay, mẩn ngứa do côn trùng hay tiếp xúc với ảnh nắng mặt trời, dị ứng thực phẩm,… có thể sử dụng lá tía tô để chấm dứt tình trạng này. Bạn có thể dùng lá tía tô giã nhỏ và vắt lấy nước uống , xát chỗ bã vào vùng da bị nổi mẩn sẽ giúp giảm ngứa và trị mề đay hiệu quả.

Đẩy lùi chứng trầm cảm

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nghiên cứu sơ bộ cho thấy tía tô chứa acid rosmarinic, acid caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Đặc biệt khi khuếch tán tinh dầu tía tô, hấp thu qua đường hô hấp có thể giúp nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng, đẩy lùi chứng trầm cảm hiệu quả.

Làm đẹp da

Tía tô còn được biết đến như một loại mỹ phẩm thiên nhiên lành tính với tác dụng làm đẹp da hiệu quả mà an toàn. Bạn có thể sử dụng lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha trà uống hàng ngày để làm trắng và tăng độ ẩm cho da và chống lão hóa hiệu quả. Đối với những vùng da có nhiều mụn cóc và mụn thịt bạn có thể sử dụng lá tía tô tươi giã nát và đắp lên vùng da đấy, sau đó cố định lại bằng băng gạc, kiên trì thực hiện một vài tuần sẽ thấy tình trạng mụn biến mất hoàn toàn.

Theo GiaDinhVietNam