Không chỉ làm da mịn màng, ngâm chân trong nước giấm còn lợi thế này đây

Theo Đông y, ngâm chân bằng giấm chính là một liệu pháp dưỡng sinh vừa rẻ tiền vừa rất tốt cho sức khỏe.

Theo thời gian sẽ khiến bàn chân gặp một số vấn đề như nhiễm nấm , thô ráp, kém mịn màng và các vấn đề khác gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, thay vì chỉ biết làm đẹp hãy bớt chút thời gian để quan tâm tới đôi chân của mình.

Có nhiều cách để chăm sóc đôi bàn chân nhưng ngâm chân được coi là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất, đặc biệt là ngâm chân với giấm. Giấm rất giàu axit và các hợp chất chống nấm giúp điều chỉnh độ pH của da, từ đó giúp khắc phục những vấn đề mà bàn chân gặp phải.

khong-chi-lam-da-min-mang-ngam-chan-trong-nuoc-giam-con-loi-the-nay-day

Bệnh nấm da chân

Bệnh nấm da chân, hay bệnh “Chân của vận động viên” là bệnh da nhiễm trùng do tiếp xúc với một số loại nấm. Bệnh ảnh hưởng đến bàn chân vì giày dép tạo ra môi trường ấm áp, tối, ẩm cho nấm phát triển. Bệnh thường xảy ra giữa các ngón chân và làm cho da trở nên khô, nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Đi chân trần ở những nơi công cộng, chẳng hạn như trong phòng tập thể dục hoặc hồ bơi, có thể dẫn đến nấm bàn chân.

Vì giấm có đặc tính chống nấm, ngâm chân hàng ngày trong nước giấm có thể giúp chống lại nhiễm nấm.

Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy bất kỳ biện pháp khắc phục tại nhà nào, bao gồm giấm, là hữu ích trong điều trị bệnh nấm bàn chân. Song ngâm giấm có thể làm dịu và giảm bớt các triệu chứng và không gây hại gì.

Giúp da mịn màng

Một số thành phần tự nhiên trong giấm có tác dụng tẩy tế bào chết, từ đó giúp da mềm, mịn màng không còn tình trạng thô ráp nữa.

Trị mụn cóc

Các axit trong giấm, đặc biệt là giấm táo rất có hiệu quả trong việc chống lại các vi rút gây ra mụn cóc trên da. Thành phần này giúp giảm bất kỳ nhiễm trùng nào và làm mềm mụn cóc cho đến khi chúng biến mất hoàn toàn.

dam-1543106502149490517742

Giảm ngứa

Ngứa xung quanh bàn chân có thể là do mất cân bằng độ pH, da bị khô hay do nấm gây ra. Đôi khi chất liệu giày dép cũng gây ra các phản ứng dị ứng, từ đó khiến chân bị ngứa. May thay giấm táo có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu này và kiểm soát được các nguyên nhân gây ngứa.

Khử mùi hôi chân

Mồ hôi chân và sự phát triển của một số loại vi khuẩn trên bàn chân có thể gây ra mùi hôi khó chịu. Thành phần axit trong giấm sẽ làm giảm lượng mồ hôi chân tiết ra cũng như ức chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giúp bạn thoát khỏi mùi hôi chân khó chịu.

Làm mềm các vết chai sần

Các vết chai sần trên bàn chân có thể là do sự tích tụ của các tế bào chết và do ma sát với với một số loại giày dép. Trong khi đó, giấm có chứa axit hoạt động như một chất tẩy tế bào chết và làm mềm da, từ đó giúp loại bỏ tế bào chết và làm mềm các vết chai sần trên chân.

Ngoài ra, khi ngâm chân các thành phần trong giấm sẽ được thẩm thấu vào chân, giúp tăng độ ẩm cho da. Hơn nữa, ngâm chân thường xuyên sẽ làm giảm sự xuất hiện của các vết chai sần.

Cách thực hiện như sau:

Dùng một lượng nước khoảng 2,5 lít pha với 150 ml giấm trắng, nước ấm ở nhiệt độ thích hợp khoảng 45 độ C. Ngâm chân trong chậu không để ngập mắt cá chân.

Sau khi ngâm được khoảng 5 đến 10 phút cho chân mềm và ấm, có thể mát xa chân để kích thích các huyệt đạo. Nếu nước nguội bớt, có thể cho thêm nước nóng và ngâm khoảng từ 25 đến 30 phút là được. Sau đó lau khô chân và đi tất, giữ ấm chân trong mùa đông.

Các bác sĩ khuyến cáo không nên ngâm quá 30 phút một lần bởi khi ngâm chân, cơ thể sẽ tăng tuần hoàn máu, nhịp tim sẽ nhanh hơn bình thường, lâu quá sẽ hại tim. Nên ngâm chân sau bữa ăn khoảng một giờ và trước khi đi ngủ là tốt nhất.

Lưu ý:

Do ngâm chân sẽ kích thích tuần hoàn máu, tim sẽ hoạt động nhanh hơn bình thường, nếu chúng ta ngâm quá lâu sẽ vô tình tăng gánh nặng cho tim.

Sau khi ăn cơm khoảng 1 tiếng và trước khi đi ngủ 1 tiếng ngâm chân trong nước nóng pha giấm là thích hợp nhất.

Không được ngâm chân lúc đói, những người cơ thể đang yếu cũng không được ngâm chân vì máu dồn mạnh xuống phần thân dưới sẽ khiến bạn đau đầu chóng mặt.

Người có tiền sử tim mạch hoặc não cũng không nên ngâm chân. Nếu ngâm chân thấy có hiện tượng vã mồ hôi, chóng mặt thì cần dừng ngay lập tức, nằm lên dưỡng nghỉ ngơi. Không tắm chân.

Theo phunutoday