Khai báo trung thực là giải pháp quan trọng để kiểm soát dịch cúm gia cầm A/H5N6

Ngoài những động thái kịp thời để ngăn chặn dịch cúm gia cầm A/H5N6 thì ngành thú y khuyến cáo người dân cần chấp ngành nghiêm việc khai báo. Bởi đây là giải pháp quan trọng để kiểm soát việc dịch bệnh lây lan trên địa bàn.

Tính đến ngày 12/2, trên cả nước đã có 4 địa phương có dịch cúm gia cầm A/H5N6. Cụ thể là Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh và Nghệ An.

Tại Hà Nội, ổ dịch xuất hiện tại 4 hộ chăn nuôi ở thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Tổng số gia cầm buộc tiêu hủy tại là 6.807 con.

Tại Thanh Hóa, 3 ổ dịch xuất hiện tại 3 xã thuộc 2 huyện Nông Cống và Quảng Xương, buộc phải tiêu hủy hơn 20.000 con gia cầm.

Tại Nghệ An, 3 ổ dịch xuất hiện tại 3 xã, 2 huyện và buộc phải tiêu hủy 344 con gia cầm.

khai-bao-trung-thuc-la-giai-phap-quan-trong-de-kiem-soat-dich-cum-gia-cam-a-h5n6

Tại Hà Nội, ổ dịch xuất hiện tại 4 hộ chăn nuôi ở huyện Chương Mỹ.

Ngày 12/2, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi Hà Nội cho biết: "Ngay sau khi phát hiện ra ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện tại huyện Chương Mỹ, đơn vị đã nhanh chóng đưa ra các giải pháp để ngăn chặn và chống dịch bệnh.

Cụ thể là tiêu hủy số gia cầm dương tính với virus A/H5N6 tại 4 hộ chăn nuôi; khử trùng, tiêu độc toàn bộ khu vực 4 hộ chăn nuôi và tổng tiêu độc trên toàn bộ xã Phú Nghĩa; tổ chức tiêm phòng bao vây xung quanh toàn bộ khu vực 80.000 con của xã Phú Nghĩa và cuối cùng là lập chốt để hạn chế tối đa giao lưu buôn bán gia cầm ở khu vực; tuyên truyền người dân, các hộ chăn nuôi trên địa bàn hơn 79.000 con phải chủ động bao vây gia cầm, không để dịch phát sinh thêm".

khai-bao-trung-thuc-la-giai-phap-quan-trong-de-kiem-soat-dich-cum-gia-cam-a-h5n6

Cơ quan thú y đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ gần 7.000 con gia cầm dương tính virus A/H5N6 tại Chương Mỹ.

Ông Sơn cho biết thêm: "Còn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, chúng tôi cũng huy động tổng tẩy uế môi trường trên toàn huyện từ ngày 10/2; tổ chức tiêm phòng trên toàn huyện, đặc biệt là với gia cầm giống.

Trên phạm vi toàn thành phố thì ở góc độ chỉ đạo, chúng tôi đã tham mưu UBND TP Hà Nội ban hành văn bản chỉ đạo về phòng chống dịch để người dân chủ động. Phát động tẩy uế, vệ sinh môi trường và tiêm vacxin trên toàn thành phố. Đặc biệt là tăng cường kiểm soát hoạt động giết mổ tại các chợ đầu mối, hạn chế gia cầm ở nơi khác chuyển về".

khai-bao-trung-thuc-la-giai-phap-quan-trong-de-kiem-soat-dich-cum-gia-cam-a-h5n6

Công tác khử trùng, tiêu độc được tiến hành trên toàn địa bàn huyện Chương Mỹ và TP Hà Nội.

Theo ông Sơn, cúm A/H5N6, đặc biệt cúm dòng A/H có khả năng lây nhiễm sang người. Tuy nhiên ở mức độ công cường độc của virus và cá thể người mẫn cảm với các điều kiện thì có thể phát sinh các triệu chứng nhiễm bệnh.

Vì vậy, ông Sơn khuyến cáo, trong bối cảnh dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát thì người chăn nuôi cần hết sức lưu ý việc nhập - tái đàn. Cần nhập đàn ở nơi rõ nguồn gốc, đảm bảo việc khử trửng tiêu độc; tuân thủ quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và cuối cùng là tăng cường vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại.

khai-bao-trung-thuc-la-giai-phap-quan-trong-de-kiem-soat-dich-cum-gia-cam-a-h5n6

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi Hà Nội, trong điều kiện thời tiết nồm ẩm và nguy cơ dịch bùng phát, việc khai báo trung thực là giải pháp quan trọng để kiểm soát việc dịch bệnh lây lan trên địa bàn.

Ông Sơn nhấn mạnh, người chăn nuôi cần chấp hành nghiêm việc khai báo dịch bệnh. Nếu phát hiện gia cầm có biểu hiện của virus A/H5N6 thì cần khai báo ngay với đơn vị chức năng tại địa phương, bởi trong điều kiện thời tiết này thì việc khai báo trung thực là giải pháp quan trọng để kiểm soát việc dịch bệnh lây lan trên địa bàn.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 10/2, cả nước có 8 ổ dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 gây ra, buộc phải tiêu hủy hàng chục nghìn con gia cầm tại 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An.

Virus gây bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay thuộc nhánh H5N1 2.3.2.1c (chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) và H5N6 2.3.4.4h, 2.3.4.4f, 2.3.4.4g (phân bố tại nhiều vùng trong cả nước).

Cục Thú y cho biết, cúm gia cầm là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt, dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng. Các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải rác, mỗi tỉnh xuất hiện ở 1- 2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa tiêm phòng vắcxin.

Vì vậy, Cục Thú y dự báo, trong thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là tổng đàn gia cầm rất lớn với 467 triệu con; điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội đầu năm tăng cao; việc tổ chức tiêm vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp tại một số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nông hộ.

Do đó, nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viêm phối cấp do chủng virus mới COVID-19 (nCoV) gây ra.

Theo GiaDinh