Hàm lượng sắt trong cơ thể cao giúp tăng sức khỏe tim mạch nhưng cũng tăng nguy cơ đột quỵ

Sắt là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể con người, tạo điều kiện cho việc tạo ra các tế bào hồng cầu giúp bơm oxy đi khắp cơ thể.

Hàm lượng sắt thấp có thể gây ra mệt mỏi cũng như cản trở khả năng chống lại nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch.

Nhưng điều gì xảy ra khi hàm lượng sắt quá cao?

Nghiên cứu gần đây của Đại học Hoàng gia Luân Đôn, được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (JAMA)PLOS Medicine, đã chỉ rõ một số tác dụng phụ của hàm lượng sắt cao.

Tác giả chính của nghiên cứu nói với Healthline rằng nghiên cứu sẽ cung cấp cho bác sĩ nhiều công cụ hơn về phương pháp điều trị, đồng thời đó cũng là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc khám sức khỏe thường xuyên.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thông tin từ khoảng nửa triệu người từ Biobank Vương quốc Anh, một kho lưu trữ dữ liệu di truyền dài hạn. “Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của những thay đổi tinh tế về mức độ sắt được xác định về mặt di truyền, không giống với những thay đổi thực tế về tình trạng này”, Tiến sĩ Dipender Gill, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Dược lý và Trị liệu của Đại học Hoàng gia Luân Đôn giải thích.

ham-luong-sat-trong-co-the-cao-giup-tang-suc-khoe-tim-mach-nhung-cung-tang-nguy-co-dot-quy

 Những loại thực phẩm giúp bổ sung sắt

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có nồng độ sắt cao hơn tự nhiên giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tình trạng các chất béo làm tắc nghẽn các động mạch có thể dẫn đến một loạt các biến chứng nghiêm trọng.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nồng độ sắt cao có thể tạo các cục máu đông do lưu lượng máu chậm hơn, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng da do vi khuẩn.

Tiến sĩ Gill cho biết, cần nghiên cứu lâm sàng sâu hơn để xác nhận các kết quả này, ông và nhóm của mình cũng đã có kế hoạch nghiên cứu trong tương lai.

Nên làm gì khi thiếu sắt hoặc thừa sắt?

Tiến sĩ Len Horovitz, một bác sĩ nội khoa và chuyên gia về phổi, đồng thời là giảng viên tại Đại học Y Weill Cornell (Hoa Kỳ), cho biết, mức độ sắt cao không phải là bất thường.

Quá nhiều sắt là một hiện tượng tương đối phổ biến trong dân số Bắc Âu, đặc biệt là nam giới, được gọi là hemochromatosis. Điều thú vị trong nghiên cứu này là Liệu có một số lý do di truyền khiến chúng ta có hàm lượng sắt cao hơn không? Họ có bị bệnh hemochromatosis di truyền không?

Ông cũng cảnh báo không nên tự uống chất bổ sung sắt khi chưa có lời khuyên của bác sĩ.

Chẳng hạn, phụ nữ có kinh nguyệt có thể bị thiếu sắt hoặc thậm chí thiếu máu vì mất kinh nguyệt nên cần bổ sung sắt.

Những người có chế độ ăn uống bất thường, không có bất kỳ loại thực phẩm nào chứa sắt có thể cần bổ sung sắt. Nhưng hầu hết mọi người không cần bổ sung sắt và không nên dùng chúng.

Một lối sống lành mạnh và cân bằng, bao gồm cả chế độ ăn uống, rất quan trọng để có sức khỏe tốt.

Theo VietQ