Giành học bổng "đặc biệt", nữ sinh TP.HCM đặt chân tới 10 quốc gia châu Âu không tốn một đồng

Khi chỉ mới 20 tuổi, Thùy Trân (sinh năm 1998, TP.HCM) đã khám phá 10 quốc gia châu Âu nhờ giành được suất học bổng toàn phần. Hiện, Trân đang là nhân viên của tập đoàn kiểm toán PwC.

Bạn sẽ tốn bao nhiêu chi phí để có thể khám phá 10 nước châu Âu, cụ thể là Áo; Tiệp Khắc; Slovakia; Ba lan; Hungary; Đức; Ý; Hà Lan; Bỉ; Tây Ban Nha? Hẳn không có một con số cụ thể bởi chi tiêu mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên, chắc chắn số tiền bạn bỏ ra sẽ không nhỏ chút nào.

Tuy nhiên, từ 5 năm trước, Thùy Trân - lúc đó là sinh viên Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kế toán & Tài chính của Viện ISB-UEH đã thực hiện được giấc mơ châu Âu bằng cách săn học bổng Eramus+. Đây là học bổng toàn phần bao gồm toàn bộ học phí và phí sinh hoạt, bảo hiểm, đi lại. Thời hạn hiệu lực của học bổng kéo dài theo từng khóa học, đối với Trân là cả 1 học kỳ trao đổi.

gianh-hoc-bong-dac-biet-nu-sinh-tp-hcm-dat-chan-toi-10-quoc-gia-chau-au-khong-ton-mot-dong

Với học bổng 100% Eramus+, Trân được đi trao đổi 6 tháng ở Vienna University of Economics and Business (WU).

Với học bổng 100% Eramus+, Trân được đi trao đổi 6 tháng ở Đại học kinh tế và Kinh doanh Vienna (Áo). Học bổng cho phép sinh viên được học tập ở nhiều nước châu Âu, nên sẽ phù hợp với các bạn thích trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau. Sinh viên Erasmus được lựa chọn học tập nhiều khóa học đa dạng, nhưng hầu hết sẽ tập trung vào ngôn ngữ nhằm hòa nhập và làm việc tốt hơn trong môi trường quốc tế.

"Hành trang" nộp đơn học bổng của Trân lúc đó gồm GPA: 8.3; IELTS: 7.0. Quá trình nộp đơn gồm 2 vòng:

Vòng 1: Online application (Nộp đơn online)

Hồ sơ gồm có: 1. CV bằng tiếng Anh/ 2. Bảng điểm/ 3. Thư tin học bổng/ 4. Bằng ngoại ngữ/ 5. Scan passport (quét lại hộ chiếu). Trân có một số mẹo với hồ sơ xin học bổng trao đổi như sau:

1. CV bằng tiếng anh: Đối với CV, Trân sẽ sắp xếp theo thứ tự là thông tin cá nhân, học vấn, hoạt động ngoại khóa, thành tựu cá nhân, kinh nghiệm làm việc. Khi viết CV, em cố gắng trình bày đơn giản, dễ nhìn nhưng tóm gọn được các ý chính, và highlight các "điểm cộng". Lưu ý nên trình bày trong 1-2 trang ngắn gọn.

2. Bảng điểm: Theo kinh nghiệm của Trân, cứ học hết 1 kỳ nên xin luôn bảng điểm để khi cần thì có ngay. Lưu ý là ở Áo/Đức sử dụng hệ thống điểm từ 1.0 tới 4.0, trong đó 1.0 là cao nhất và 4.0 là thấp nhất.

3. Thư xin học bổng: Đây là "con chốt chủ bài", vì GPA của Trân lúc đó cũng vừa đủ, không quá cao nên em tập trung trau chuốt lá thư xin học bổng của mình.

Cũng như trình tự trên CV, trước tiên Trân sẽ giới thiệu về bản thân, ngành học và các thành tựu trong học tập. Sau đó trình bày lý do tại sao muốn đi trao đổi và chọn Áo là điểm đến. Em cũng trình bày nguyện vọng cá nhân về học bổng này và chứng minh mình chính là ứng viên phù hợp, sáng giá nhất. Trân kết bài bằng việc chỉ ra giá trị mà học bổng này đem lại cho mình và lời hứa mình sẽ "pay it forward" (Trả ơn bằng cách cho đi) như thế nào. Mọi thứ được Trân tóm gọn lại trong 1 trang.

4. Gửi hồ sơ

Sau khi chuẩn bị các hồ sơ trên xong, Trân gửi email tới trường ở Áo. Khi viết mail em cũng viết rõ ràng như 1 cover letter (thư ứng tuyển) để trình bày cho trường về hồ sơ của mình.

Vòng 2: Online interview (Phỏng vấn online)

Khoảng tầm 1 tháng sau, Trân nhận được email của trường thông báo em đã đủ các điều kiện để xét vòng 2. Đây là vòng phỏng vấn trực tiếp. Trân có 3 ngày để xếp lịch cũng như chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này.

Trước ngày phỏng vấn, Trân đã:

- Luyện tập tự giới thiệu bản thân trước gương (30 phút mỗi ngày), tự đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời để đảm bảo thầy hỏi gì mình cũng trả lời được.

- Tìm hiểu thông tin về trường Đại học kinh tế và Kinh doanh Vienna.

- Tìm hiểu về đất nước sẽ đến học (Vienna, Áo).

Vào ngày phỏng vấn:

- Mặc dù là online interview nhưng Trân vẫn chuẩn bị trang phục chỉnh chu, gọn gàng.

- Như dự đoán, đầu tiên thầy yêu cầu Trân giới thiệu về bản thân và ngành học. Sau đó thầy đặt ra một số câu hỏi thực tế về chương trình exchange (trao đổi) như tại sao Trân chọn đi exchange, sẽ "handle culture shock" (ứng xử với vấn đề sốc văn hóa) như thế nào, nếu homesick (nhớ nhà) thì làm sao, tại sao em là ứng viên sáng giá nhất cho học bổng này?...

- Phần Q&A (Question and answer: Hỏi/đáp): Với Trân đây là phần ghi điểm nhất trong mỗi buổi phỏng vấn. Vì bên cạnh việc trả lời câu hỏi của interviewer (người phỏng vấn), khi biết đặt câu hỏi là chứng tỏ mình thật sự hứng thú, và tìm hiểu kỹ về cơ hội này. Vì vậy theo Trân, các bạn nên chuẩn bị 2-3 câu hỏi trước khi đi phỏng vấn.

gianh-hoc-bong-dac-biet-nu-sinh-tp-hcm-dat-chan-toi-10-quoc-gia-chau-au-khong-ton-mot-dong

Sau buổi phỏng vấn:

- Trân viết thank you letter (thư cảm ơn) và gửi cho thầy. Cám ơn thầy vì đã dành thời gian phỏng vấn và hy vọng sẽ sớm nhận được phản hồi. Sau gần 1 tháng "im hơi lặng tiếng", đầu tháng 3 năm đó, Trân đã nhận tin vui. Với em, đó như là một giấc mơ vậy.

Trân cho rằng để xin học bổng thành công, hãy luôn chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng và tìm cơ hội phù hợp với bản thân.: "Hôm em đọc được tin về học bổng này thì deadline (hạn chót) chỉ còn 1 ngày thôi. Nhưng vì em luôn có mong muốn đi học nên em chuẩn bị sẵn bảng điểm sau từng kì, IELTS còn hạn, viết lá thư xin học bổng trước… nên khi cần là có ngay. Bên cạnh đó, tiếng Anh tốt cũng rất quan trọng, là chìa khoá để khi phỏng vấn thấy tự tin và thoải mái", Trân chia sẻ.

Theo GiaDinh