Giá điện mới: Một giá hay tính tiền 5 bậc... thì dân lợi hơn?

Bộ Công Thương đang nghiên cứu phương án cho phép khách hàng dùng điện sinh hoạt được lựa chọn cách tính giá điện, hoặc một giá hoặc theo biểu giá bán lẻ điện bậc thang sửa đổi (sẽ rút gọn từ 6 còn 5 bậc).

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng chia sẻ với báo chí vào ngày 8/7. Theo đó, đơn giá trong trường hợp này sẽ được xây dựng dựa trên giá điện bình quân 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).

Trường hợp người tiêu dùng chọn phương án giá điện nào thì sẽ được ngành điện áp dụng phương án đó cho tới khi có biểu giá mới. Cụ thể, mức giá của phương án một giá đang được cân nhắc, nhưng chắc chắn sẽ cao hơn giá điện bình quân hiện nay là 1.864,44 đồng/kWh.

Theo thứ trưởng Vượng, tuần sau Bộ Công Thương sẽ họp rà soát lại và có báo cáo lần cuối, đưa ra lấy ý kiến trước khi trình Thủ tướng vào cuối năm nay.

gia-dien-moi-mot-gia-hay-tinh-tien-5-bac-thi-dan-loi-hon

Ảnh minh họa. 

Tuy vậy, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay, tính toán ban đầu cho thấy những người sử dụng nhiều điện trên 400 kWh, sẽ chọn phương án một giá điện.

Trong khi, những người sử dụng bình quân dưới 400 kWh, hiện chiếm 70-80% tổng số lượng khách hàng có thể sẽ chọn biểu giá điện bậc thang do vẫn được hưởng lợi hơn.

"Phương án nào cũng có mặt được và không được, do đó phải tính toán tổng thể đối tượng nào trong xã hội chịu tác động. Với chính sách giá điện bậc thang hiện nay, những người thu nhập thấp sử dụng dưới 300 kWh/tháng vẫn có lợi hơn", Thứ trưởng Vượng nói.

Về tác động của phương án này đến doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thứ trưởng Vượng cho rằng, nếu nhiều người sử dụng điện chọn phương án 1 bậc ít nhiều ảnh hưởng đến doanh thu của EVN.

Song, xét tổng thể thì dù với phương án giá nào, tổng doanh thu trên số điện thương phẩm thì giá điện thu được cũng bằng giá bình quân của hệ thống điện để đảm bảo hài hòa lợi ích.

Khánh Hoài (tổng hợp)

Theo Kienthuc

----------

Xem thêm:

Nước nào có giá điện đắt nhất thế giới?

Tính đến năm 2019, giá điện tại Mỹ ở mức 0,21 USD/kWh. Trong khi đó, Đức có giá điện đắt nhất thế giới, vào khoảng 0,33 USD/kWh.

Giá điện tại từng quốc gia được tính khác nhau, thậm chí có sự chênh lệch trong cả chính quốc gia đó, tùy thuộc vào các yếu tố như cơ sở hạ tầng và địa lý. Trong số các quốc gia phát triển, Thụy Điển là một trong những nước có tiền điện rẻ trên thế giới - khoảng 0,2 USD /kWh.

Đức đứng đầu danh sách các quốc gia có giá điện cao nhất thế giới tính đến năm 2019 với 0,33 USD /kWh, chưa tính tới khoản thuế giá trị gia tăng (VAT). Trong khi đó, giá điện trung bình tại các nước châu Âu rơi vào khoảng 0,21 USD /kWh.

Đối với các doanh nghiệp tại Đức, giá điện trung bình ở mức 15,8 USD /kWh. Trong khi con số này tại các quốc gia EU khác chỉ là 11,3 USD /kWh. Ngược lại, giá khí đốt tại Đức lại thấp hơn so với mức trung bình của EU.

nuoc-nao-co-gia-dien-dat-nhat-the-gioi

Đức là nước có giá điện cao nhất thế giới, ở mức hơn 30 USD /kWh. Ảnh: Fox Business.

Nguyên nhân Đức có giá điện cao như vậy là do nước này đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch và năng lượng nguyên tử sang các nguồn năng lượng tái tạo. Và tất nhiên, quá trình này đòi hỏi chi phí rất lớn - phụ thuộc vào việc đóng thuế của người dân và doanh nghiệp.

Theo thống kê, người dân Đức phải chịu mức thuế lên tới 45,4% - cao hơn Italy (42,5%), Đan Mạch (35,4%) và Áo (30,4%). Ngược lại, tại Thụy Điển, Cộng hòa Czech và Bulgaria, họ chỉ phải đóng thuế chưa tới 2%. Trong khi đó, Malta không áp dụng thuế năng lượng đối với người sử dụng điện.

Theo Zing

Xem thêm:

+Thực hư thiết bị chỉ cần cắm vào ổ điện là giảm nửa tiền điện mỗi tháng

+Hóa đơn tiền điện một hộ dân 6 tháng liền không khác một đồng, điện lực nói gì?

+Thực hư sự 'thần thánh' của chiếc điều hòa dùng xuyên đêm chỉ mất 4.000 đồng tiền điện

----