Dịp rằm tháng 7 không cúng "cô hồn" có được không?

Có nhiều gia đình hiện vẫn còn lúng túng vì chưa hiểu hết về nghi lễ cúng Rằm tháng Bảy, trong đó có nghi lễ cúng “cô hồn”. Không ít người băn khoăn về việc có bắt buộc phải cúng cô hồn vào dịp Rằm tháng Bảy hay không?

Việc cúng "cô hồn" xuất phát từ niềm tin con người có phần hồn và phần xác. Theo tín ngưỡng dân gian, khi mất đi, phần hồn vẫn tồn tại, có người được đầu thai chuyển kiếp nhưng có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói nhũng nhiễu dương gian.

Mọi người quan niệm, vào tháng 7 âm lịch hàng năm làm thêm mâm cúng “cô hồn” để các "cô hồn" được hưởng những vật phẩm cúng lễ mà đỡ tủi phận và cũng tránh bị gặp những điều không may mắn.

Có nhiều gia đình hiện vẫn còn lúng túng vì chưa hiểu hết về các nghi lễ cúng Rằm tháng Bảy, trong đó có nghi lễ cúng "cô hồn". Không ít người băn khoăn về việc có bắt buộc phải cúng "cô hồn" vào dịp Rằm tháng Bảy hay không?

dip-ram-thang-7-khong-cung-co-hon-co-duoc-khong

Ảnh minh họa

Về vấn đề này, sư thầy Thích Diệu Nhã - chùa Linh sơn Thanh Nhàn, Hà Nội đã chia sẻ, việc cúng “cô hồn” hay vong linh là tùy vào cái tâm làm phúc của mỗi gia chủ chứ không bắt buộc phải cúng vào mỗi dịp Rằm tháng Bảy hàng năm.

Nếu gia đình nào biết cách làm lễ cúng này có thể làm tại gia đình, còn nếu không biết cách làm có thể đăng ký nhờ nhà chùa sắm lễ vật hoặc tự mang lễ vật đến cúng cùng nhà chùa.

Gia chủ nào không biết cách làm tại nhà cũng không nhờ nhà chùa không nên làm lễ cúng này vì nếu không biết cách tiễn các "cô hồn, vong linh" lại khiến họ quanh quẩn trên cõi trần quấy đảo gia chủ.

Quan niệm của Phật giáo cho rằng, ngày rằm tháng Bảy là ngày Tăng tự tứ, ngày Tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ. Với phật tử, tháng 7 cũng là tháng Vu Lan là thời điểm để mỗi người trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu, hạnh hiếu.

Việc "thí thực cô hồn" trong dịp này cũng rất tốt. Đây là hạnh bố thí cho "quỷ thần" được no đủ nhưng chỉ là một lễ tiết có tính thứ yếu trong mùa lễ hội Vu lan. Mọi người cần lưu ý rằng thực hành bố thí "thí thực" nên lễ phẩm chủ yếu là thực phẩm, không nên quá lãng phí cho việc mua sắm vàng mã, để tiền thật...

Chuyên gia phong thủy Linh Quang (Tư vấn đào tạo Phong thủy thực hành) cũng cho rằng, lễ cúng “cô hồn” thị thực vào rằm tháng 7 là nét văn hóa theo tín ngưỡng dân gian của người Việt từ lâu.

Tuy nhiên, không nhất thiết bắt buộc phải cúng những "cô hồn" mà chúng ta có thể tổ chức những buổi cầu siêu, cúng vong ở chùa để sớm được siêu thoát. Việc cúng không đúng còn rước lo thêm vào bản thân.

Ngoài những việc phải cúng mâm cao, cỗ đầy để ban phát ra bên ngoài thì trong những ngày rằm tháng 7 nên làm việc thiện tạo phúc báo.

Mọi người có thể làm những việc có ích, việc thiện vào những ngày rằm tháng 7, có thể tạo thành những món quà có giá trị, những bữa ăn tặng cho những hoàn cảnh khó khăn… Làm những việc thiện vào trong tháng này, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn càng nhận được những phúc phần, phúc báo tốt hơn.

Về thực hiện cúng ngày rằm tháng 7, mọi người cũng thực hiện như những ngày rằm khác là cúng thần linh, gia tiên của nhà mình. Lễ vật cúng của những ngày rằm tháng 7 nên cúng chay.

Sau khi cúng xong bạn có thể dùng lễ vật gạo, muối… đưa ra bên ngoài rắc vào những gốc cây, đường… như một nghi thức phát lộc cho "cô hồn" ở bên ngoài. Tuyệt đối khi cúng không hô gọi "cô hồn" vì như vậy được cho là đã có lời mời, họ sẽ vào.

Theo GiaDinh